Chim Vành Khuyên

Chim Vành Khuyên còn gọi là chim Khoen (do cái vòng khoen trắng bao quanh mắt như chim sâu) vốn là giống chim hót rừng có nhiều ở nước ta, nhưng trước đây người mình ít ai chọn nuôi, đúng ra ít người biết đến phương cách nuôi nó. Chỉ có đa số người Hoa ở Chợ Lớn và các tỉnh là rành về loại chim cảnh này. Khổ nỗi nhiều người lại có tính xấu ưa giấu nghề nên mãi thời gian sau này người Việt mình mới biết cách thuần hóa nó.

Chim Khoen có hai loại: Khoen vàng và Khoen xanh. Hai giống này sống nhiều ở miền Nam nước ta.

  • Khoen Vàng tên khoa học là Zosterops Palperosa, có thân mình nhích hơn chim sâu, có lông dưới mỏ, ngực và bụng màu vàng óng rất đẹp. Giống Khoen Vàng này sống nhiều ở vùng rừng sát đến Cần Giờ, Duyên Hải, chuyên ăn sâu bọ ở những lùm bụi thấp, làm tổ cũng ở độ thấp. Chúng sinh sản vào cuối mùa xuân trước mùa mưa. Mỗi năm, vào tháng ba, tháng tư âm lịch là mùa săn bắt chúng.
  • Khoen Xanh có tên khoa học là Zosteprops Japonica Simplex, lông ngực và bụng có màu vàng lục. Khoen Xanh thì sống ở độ cao, làm tô trên những cây cao trên những con trong .

Bắt Khoen Vàng người ta có thế dùng xuồng, ghe nhỏ để len lỏi trong rừng đước, trong các lùm bụi ven sông. Nhưng, bắt Khoen Xanh thì vất vả hơn nhiều. Trước hết phải đi dò xem đoạn nào có nhiều cây to có chim Khoen cư ngụ, sau đó mới trèo lên trên đọt để treo lục mà bắt. Bắt chim Khoen Xanh đă khó mà bắt chim con trong tổ nó lại còn khó khăn hơn, vì chúng làm tổ tít trên cao, và ngoài những nhánh nhỏ, con người trèo ra tận nơi không được.

Trong hai giống chim Khoen này thì chim Xanh được ưa chuộng hơn chim Vàng, và giá cũng đắt hơn. Nuôi Khoen Xanh trong giai đoạn đầu khó khăn và lâu hơn Khoen Vàng, nhưng nó có giọng líu hay hơn nên nhiều người chuộng nuôi hơn.

Ngoài hai loại Khoen nội địa vừa kể ra, còn có một giống chim Khoen khác là Khoen Trung Quốc, tên khoa học là Zosterops Swinhoe, nhưng người mình ít nuôi vì thứ nhất Khoen Trung Quốc chỉ thích nghi với xứ lạnh (như ở ngoài Bắc nuôi được), thứ hai giọng líu không hay bằng chim nội địa.

Chim Khoen Trung Quốc sống nhiều ở miền Bắc Trung Quốc đến vùng Sibérie của Nga. Rừng Mông Cổ cũng có nhiều.

Về hình dáng bên ngoài, thì với người ngoài nghề người ta dễ lầm con Chim Khoen với con chim sâu. Nhưng, thực ra chim Khoen thân mình lớn hơn chim sâu chút đỉnh, đòn dài hơn và đôi chân cũng cao hơn.

Nhưng có điều mà người trong nghề cũng có khi lầm lẫn ở giống chim này là phân biệt chim trống mái. Do chim trống và chim mái nhìn bề ngoài không có điểm nào khác nhau.

Chỉ có ít người nuôi lâu năm mới có khả năng phân biệt được trông mái, do kinh nghiệm một phần và thiên tư một phần. Nhưng, xem ra cũng khó khăn lắm mới chọn lựa đúng phóc một trăm phần trăm được.

Thường thì người ta phải dựa trên những đặc điểm sau đây mà chọn lựa chim trống mái:

  • Chim Khoen trông thì dài đòn, mình thon, chân cao, hàm dưới bạnh ngang ra.
  • Chim Khoen trống siêng kêu, và kêu gắt giọng.
  • Chim Khoen mái thân mình bầu bĩnh như cái hột mít, đôi chân thấp.
  • Chim mái kêu tiếng đục, và ít kêu hơn chim trống.

Thấy thì phân biệt như vậy, nhưng bắt tay vào việc chọn lựa mới thấy khó khăn. Khoen mái kêu tiếng “chép! chép!” nhưng trống non và trống chưa đủ lửa cũng kêu giống giọng này.

Thành thật mà nói nuôi giống chim này, người Hoa rành rẽ hơn ta, vì họ nuôi lâu năm có 100 nhiều kinh nghiệm.

Sống ngoài thiên nhiên, chim Khoen ăn sâu bọ và các loại trái rừng chín có vị ngọt. Nhưng bắt nuôi trong lồng ta cho nó ăn chuối sứ chín, và ăn bột đậu xanh trộn trứng, nó cũng thích ăn cào cào non, và… cũng rất thích tắm nắng và tắm nước hàng ngày. Nuôi chim Khoen mà biếng tắm là không được.

Nếu nuôi một vài con thì ta pha chế thức ăn theo công thức sau đây: mua 100gr đậu xanh loại tốt ngâm nước độ vài giờ, sau vớt ra đãi vỏ sạch, đem hấp chín rồi phơi khô. Đậu khô rồi xay bột cho nhuyễn, rồi trộn 6 lòng đỏ trứng gà (hay trứng vịt) cùng một muỗng cà phê cát trắng, đem phơi ngoài nắng hoặc sấy bằng lửa nhỏ cho thật khô, thật tơi, Sau đó, trút bột vào hộp đậy kín, cho chim ăn dần…

Chim Khoen thân mình nhỏ nên được nuôi trong chiếc lồng nhỏ xinh xắn (lồng được chế riêng cho chim Khoen), trong lồng cũng có những chiếc cóng bằng sành đặc chế cho loại chim này, vừa nhỏ vừa xinh.

Cách chăm sóc cho chim không tốn nhiều thì giờ và công sức: sáng cho tắm nắng ban mai độ nửa giờ, trưa (hoặc cách nhật) cho tắm nước một lần. Mỗi lần tắm là một lần vệ sinh lồng nuôi cho sạch sẽ.

Điều vất vả là nên đem chim đi tập dượt thường xuyên. Phải cho chim nhà đi đấu hót với những chim lạ để nó hót hay hơn, và mau biết líu. Líu là cách hót có bài bản, âm điệu trầm bổng và khác lạ được rung lên từ thanh quản của chim từng hồi dài. Khi líu chim đứng yên một chỗ, hót như xuất thần, tập trung hết tinh thần và trí lực đế hót nên người khó tính cũng phải thán phục.

Nói một cách khác, nếu giống chim cảnh này mà không có giọng líu thì không ai cất công nuôi làm gì…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *