Chim Vành Khuyên – Chim Khoen

Chim Vành Khuyên tên khoa học là ZOSTERPODIDEA mà npười miền Nam thường gọi là chim Khoen, do chim có vòng khoen màu trắng rất rõ nét bao chung quanh mắt nên mới đặt cho chim cái tên ấy.

Chim Vành Khuyên rất nhỏ con, xinh xắn, mủm mỉm với túm lông bằng cái hột mít, nhưng là giống chim siêng kêu và líu rất hay, ai đã một lần từng nghe qua đều tấm tắc khen hoài và nhớ mãi.

Có người ngộ nhận con chim cảnh này là chim sâu, vì từ hình dáng đến sắc lông của Vành Khuyên cũng giống với chim sâu thật. Chim sâu thì có mặt ở khắp nơi trong nước ta, chúng sống ở bờ hụi, và thức ăn chính là sâu bọ trong vườn tược. Còn chim Vành Khuyên chỉ sống có vùng chứ không phải nơi nào cũng có. Như tại miền Nam, người ta chỉ thấy chúng sống nhiều ờ vùng rừng Sác đến cần Giờ, đó là giống Vành Khuyên vàng, còn Vành Khuyên xanh thì sống trên các cây cao ỏ vùng Thào Cầm Viên và trên các cây cao bóng cá dọc vài ba con trong …

Trước đây, người Việt Nam mình ít người biết nuôi chim Vành Khuyên, mà chỉ các đại thương gia người Hoa là thích nuôi loại chim này. Tại phòng khách và phòng làm việc của họ thường treo một vài ỉồng chim Khoen nho nhỏ đế làm cánh, và thỉnh thoảng được nghe giọng líu của nỏ. Chim Khoen có giọng líu rất hay, có người khen là hay hơn cả Yến hót, cho nên nhiều người nghe mài nên ghiền!

Người Hoa cũng nuôi chim Khoen để thi hót. Thú chơi này củng hết sức hấp dẫn, lôi cuốn khán gìa vòng trong vòng ngoài chú tâm theo dõi đến độ say mê. Nhưng do không biết kỹ thuật nuôi như thế nào, mà hỏi han thì người biết nuôi không chịu chỉ dần, do họ xấu bụng giấu nghề, thành ra mãi đến vài ba mươi năm gần đây, giới nuôi chim hót của mình mới bắt đầu làm quen với chim Khoen. Kinh nghiệm thì người biết một chút, truyền bá cho nhau, lâu dần ai ai cũng biết cách nuôi giống chim này cả.

Trước đây, người Hoa nuôi chim Khoen của Hồng Kông nhưng giống này so với giống trong nước cùng không có điểm gì xuất sắc lắm.

Hiện nay, nghệ nhân chơi chim của ta nuôi giống chim Khoen ở trong Nam và ở ngoài Bắc.

Ở miền Nam có hai giống chim Khoen:

– Chim Khoen vàng: tên khoa học là Zosterops Palpebrosa, có phần lông ở ngực và bụng màu vàng óng, lông lưng màu lục phớt vàng.

– Chim Khoen xanh: tên khoa học là Zosterops Japonica Simplex, có phần lông ngực và bụng màu vàng lục, lông lưng màu lục sáng.

Hai loai chim này không sống chung với nhau một vùng, mà chúng sống riêng rẽ mỗi loài một nơi.

Chim Khoen vàng thì sinh sống ở vùng Rừng Sác đến Cần Giờ, kiếm ăn trong các lùm bụi thấp. Mùa sinh sản của chúng cũng khoảng cuối tháng ba đến đầu tháng tư Âm lịch, trùng với mùa sinh sản của nhiều giống chim rừng khác. Tổ chim làm ở các cây thấp, mỗi ổ đẻ được ba bốn trứng. Chim con ra ràng có bộ lông chẳng khác gì chim trưởng thành, chỉ có phần đuôi là còn ngắn.

Khoảng giữa tháng tư trở đi được coi là mùa bắt chim Khoen. Người ta dùng bộ và cả sống để bắt chúng…

Còn chim Khoen xanh thì sống trên ngọn cây cao, vì vậy bắt Khoen xanh rất khó. Muốn bắt phải trèo lên cây cao để treo lục rồi tụt xuống giữa thân cây mà rình rập theo dõi. Bắt được ổ nó lại còn khó khăn và nguy hiểm hơn, vì ổ làm ở ngoài cùng những nhánh cây ẻo lả mềm mại, không thể chịu đựng được sức nặng của con người.

Do công bắt khó khăn như vậy nên số chim Khoen xanh có mặt tren thì trướng lúc nào sô lượng cũng ít hơn Khoen vàng. Hơn nữa, chim Khoen xanh có giọng líu hay hơn Khoen vàng nên giá bán cao hơn.

Có điều xin nói thêm là Khoen vàng dễ nuôi hơn, nuôi mau líu hơn là Khoen xanh, vì vậy thị trường chim Khoen vàng củng không bao giờ ế ẩm.

Ở miền Bác cũng có hai giống chim Khoen:

– Khoen xanh: Cũng là giống Zosterops Palpebrosa của miền Nam. Cách sống của chúng cũng không thay đổi: ở tận ngọn cây cao, cũng làm tổ ở trên độ cao.

– Khoen Trung Quốc: tên khoa học là Zosterops Eryth Ropleura Svvinhoe. Đây cũng là giống chim xanh sống nhiều ở Trune Quốc đến vùng Siberie của Nga, thích nghi vđi xứ lạnh. Vào Nam, chúng tỏ ra không hạp với phong thổ nên nhiều người nuôi thấy chúng hót không được xuất sắc lắm, thua cả Khoen vàng ở trong Nam.

Giữa Khoen vàng và Khoen xanh thì dễ phân biệt, vì căn cứ vào màu lông khác nhau của chúng. Nhưng, phân biệt trong mái là cả một chuyện vô cùng khó khăn, chỉ có nghệ nhân thực sự chuyên môn mđi nhìn ra nổi. Còn với nghệ nhân mới vào nghề đôi ba năm có khi cũng nhìn lầm.

Thường thì người ta căn cứ vào những yếu tố sau đây để phân biệt chim trông mái:

– Khoen trống thì mình thon (nhất là phần hậu thân) đòn dài, chân cao và hàm dưới bạnh lớn hơn hàm trên. Tiếng chim trống kêu gắt, có âm cao và siêng kêu.

– Khoen mái thì thân bầu bĩnh, ngắn đòn, chân thấp đầu nhỏ, hàm dưới không bạnh. Chim mái ít kêu, tiếng kêu trầm, âm thấp chứ không cao như chim trong.

Nói thì dễ hiểu, nhưng khi bắt tay vào lồng tập thể mà lựa thì rất khổ, vì giống chim này rất nhát người, động tịnh một chút là bay loạn xạ lên, ngay việc con dài đòn, ngắn đòn cũng khó mà phân biệt được.

Nhất là tiếng kêu chép chép liên hồi của chim Khoen gần như trống mái đều giống nhau, khó phân biệt được đâu là âm cao, đâu là tiếng trầm! Chỉ khi chim trống thật căng lửa thì tiếng kêu của nó mđi hơi khác vđi chim mái mà thôi.

– Nuôi Khoen bổi: Chim Khoen bổi rất nhát, thấy người lại gần thì bay loạn xạ lên, nhưng thuần dưỡng nó lại tương đối dễ hơn các giống chim rừng khác.

Chim được nhốt trong một loại lồng nhỏ, gọi là “Lồng Khoen” vì đặc biệt chỉ dành nuôi chim Khoen. Lồng tuy nhỏ nhưng hình dáng lại đẹp, có tính giả cổ nên càng nhìn càng ưa.

Nuôi Khoen bổi cùng chẳng khác gì nuôi Chích Chòe Lửa bổi: trong thời gian đầu cũng trùm kín áo lồng để chim bớt sợ và quen dần với mọi tiếng động của môi trường sống mới. Sau đó vài ba ngày lại từ từ hé áo lồng rộng dần ra để chim làm quen với mọi cảnh trí bên ngoài.

Bước đầu ta cũng để sẩn vào lồng trứng kiến, rồi cào cào non, bột đậu xanh, và nửa trái chuối sứ chín để chim ăn dần… Có thể thay chuối bằng bổm, xá lị cũng làm cho Khoen thích khẩu.

Với chim đã thuộc thì hằng ngày cho ăn những thứ sau đây:

– Bột đậu xanh trộn trứng.

– Cào cào non.

– Một mẩu nhỏ chuối sứ chín.

Chim Khoen ăn rất ít nên không cần pha chế nhiều bột quá, sự để lâu hôi mốc, ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe của chim.

Quí vị dùng 100gr đậu xanh cà loại tốt đem ngâm nước hai giờ. Sau đó, vớt đậu ra đài sạch hết vỏ rồi bỏ vào xửng hâp chín. Đậu chín được phưi thật khô độ vài nắng rồi xay nhuyễn. Dùng sáu lòng đỏ trứng gà và một muỗng cà phê cát trắng trộn đều vào bột đậu xanh. Sau đó lại đem bột ra phơi thật khô, làm cho bột tơi ra rồi cất vào chai keo để dành cho chim ăn dần. Với một muỗng cà phê bột trứng này chim ăn có thể ba bôn ngày mới hết.

Mỗi ngày chim Khoen có thể ăn hết mươi con cào cào non (thật non), với cào cào tơ thì chim chỉ ăn phần mềm ở bụng mà thôi.

Có thể thế cào cào bằng sâu tươi. Mỗi ngày chim có thể ãn vài chục con sâu tươi, nhưng mỗi lần ăn chừng bốn năm con rồi nghỉ. Những sâu còn lại trong cóng, chim thường lôi ra nghịch phá văng ra bố lồng. Do đó, nhiều nghệ nhân thấy chuối bằng bôm hoặc xá lị, mỗi ngày chỉ cho ăn một miếng nhỏ bằng lóng tay là vừa.

– Luyện chim Khoen thi hót: Chim Khoen trống rất siêng kêu, va có con tiếng kêu chíp chíp cũng khá lớn. Nuôi ba bốn tháng, có khi lâu hơn, chúng mới bắt đầu hót, nhưng giọng hót vừã nhỏ lại không hay. Buổi trưa chim cũng “đi chuyện” như các giống chim hót khác. Thường thì cả năm sau chim mới biết líu, và lúc đó con chim mới thực sự được đánh giá cao.

Điều đó cho ta thấy, nuôi được con chim từ bổi đến biết líu là cả một “công trình” đai dẳng, biết bao là ngày mong tháng đợi, chứ không phải dễ dàng gì! Vì vậy, con chim líu, nhất là líu hay, có giá cao cũng là phải!

Vậy, líu là gì?

Líu là sự luyến láy có bài bản, là giọng hót có bài bản, nghe thật sướng tai.

Khi nhìn con chim Khoen đang líu, không ai còn xem thường nó nữa: chim đứng yên một chỗ, đầu ngẩng cao và từ cái mỏ nhỏ phát ra từng tràng, từng tràng những âm thanh khoan nhặt, trầm bổng tưởng như không bao giờ dứt.

Nhiều người tự hỏi không biết hơi sức đâu mà nó có thể tuôn ra cả tràng dài những âm thanh trầm bổng như vậy.

Khi chim đã biết líu là chim đã thuần thuộc rồi, dễ nuôi rồi. Chim líu là chim đang thời kỳ căng lửa nên bất kể giờ nào trong ngày, hễ hứng lên là líu, tất cả những âu lo phiền muộn trong ta như tan biến đi, đầu óc nhẹ nhõm và tinh thần cũng phấn chấn hẳn lên.

Thời kỳ này có thể đem chim đi thi hót được.

Thúc cho con chim Khoen có đủ lửa để thi hót cũng chẳng khác gì nuôi thúc chim Chích Chòe Lửa vậy.

Trước hết, phải cho chim ăn thật đầy đủ, và bổ dưỡng. Ngày nào cũng cung câp đầy đủ cào cào non cho chim. Sáng cho tắm nắng, trưa tắm nước. Tối phủ áo lồng cho chim ngủ sớm, và ngủ nơi yên tĩnh để giấc ngủ được sâu, và lâu.

Khi chim bắt đầu có lửa, siêng hót và bắt đầu chịu líu thì ta nên tho chim đi dượt tại các tụ điểm chơi chim cho nó học hỏi thểm những giọng hót hay, lạ của chim cùng loại.

Khoen cũng có khả năng bắt chước tiếng hót của chim Khoen khác, biết vay mượn những giọng lạ để phong phú hóa giọng hót của mình được hay hơn. Tuy nhỏ nhít chẳng bằng ai, nhưng con này cũng thích dùng giọng hót căng của mình để bắt nạt con kia. Vì vậy, ta không nên treo lồng chim mình gần với chim quá dữ, có thể bị “đè” không dám mở miệng nữa!

Việc tập dượt mà đúng phương pháp chim sẽ mau sung hơn, căng lửa hơn, và sau này đi thi hót mới hy vọng đạt được giải cao hơn.

– Cách thi hót: Do chim Khoen có giọng líu hay, nên các nghệ nhàn cũng thường tổ chức thi hót.

Muốn dự cuộc thi này, các nghệ nhân phải đem chim đến đăng ký với Ban Tổ Chức để lấy số báo danh, số báo danh được dán vào lồng chim để Ban Giám Khảo dễ nhận diện con chim thí sinh mà cho điểm.

Cuộc thi hót chim Khoen thường kéo dài khoảng hai giờ, tức là lâu hơn cuộc thi hót của các giống chim khác, như Họa Mi, Chích Chòe Than, Lửa… Điều đặc biệt hơn nữa, là sau giờ thi năm mười phút mà chim nào chưa chịu hót vẫn không bị loại ra khỏi cuộc thi, vì giống chim Khoen không “mau mồm mau miệng” như Chích Chòe, Họa Mi, hễ treo lồng lên là hót.

Có nhiều chim hót chậm, líu chậm, nhưng nếu chứng tỏ được là chim có thực tài, nó vẫn có thể đoạt giải như chơi. Trong khi đó, có chim chịu hót sớm, nhưng sau đó chỉ biết nhảy lồng thì ỉàm sao có điểm cao được!

Điểm thi hót chim Khoen cũng căn cứ vào ba yếu tô giọng hót, vóc dáng và điệu bộ, như cách chấm thi các giông chim hót khác:

– Giọng hót: Khi gập bạn bè đông vui treo lồng gần nhau, chim Khoen dễ nổi hứng cất cao giọng hót. Chim dự thi thì chú nào cũng căng lửa hót hay, con này cố tình đè con kia cho bằng được mới vừa lòng. Sự trổ tài của chúng khiến khán giả rất hài lòng. Chim được đánh giá hót hay là nhừng chim hót giọng rất dài, líu nhiều và líu thật hay. Tuy không bị loại trực tiếp, nhưng những con hót dở Ban Giám Khảo cùng nhận ra dễ dàng, và tâl nhiên là không chú ý đên nó nữa. Họ chỉ tập trung vào những chim hót thật căng, líu thật xuất thần để chấm điểm cao thấp.

– Vóc dáng: Chim đòn dài, mình thon, lông mình ép sát mượt mà, khi hót cùng như khi líu đôi chân đứng thẳng và dạng ra có vẻ tự tin là chim có vóc dáng đẹp.

– Điệu bộ: Chim Khoen có tật ưa nhảy lồng, ít con chịu đứng yên một chỗ trong một khoảng thời gian dài nào đó. Có nhiều con khi hót cũng có tật nhảy lồng. Với chim như vậy thì điểm châm điệu bộ rất thấp.

Điệu bộ gọi là tốt khi hót cũng như líu, chim phải đứng yên trên cầu, biểu diễn một cách xuất thần chẳng khác nào một diễn viên trên sân khấu nhập vai trọn vẹn. Điệu bộ chim đó mới nhận được điểm cao.

Tùy theo cách chârn thi của từng nơi, mà số điểm đươc cho là từ 0 đến 10 điểm hay 0 đến 100 điểm.

Giọng hót có điểm riêng của giọng hót, vóc dáng có điểm riêng của vóc dáng, và điệu bộ cũng có điểm riêng.

Cả ba số điểm của một con chim được tổng cộng lại, để rồi chim nào có số điểm cao nhất thì được giải Nhất, chim nào có số điểm ít hơn một chút thì nhận được giải Nhì…

Hiện nay, tuy giới nuôi chim Khoen càng ngày càng đông nhưng các cuộc thi hót chim Khoen lại ít khi được tổ chức. Thường thì năm mười nghệ nhân đứng ra tổ chức tại nhà với nhau, để tìm ra những con chim hay, và cũng gây được nhiều hào hứng…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *