Chim Khướu – Nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc

Khướu còn có tên là Khướu Bách Thanh (chim hót được cả trăm giọng), là giống chim hót rừng có thân mình to hơn chim sáo. Giống Khướu không rõ xuất xứ từ đâu, người ta chỉ thấy nó hiện diện ở nhiều quốc gia vùng Bắc bán cầu.

Thông tin về loài Chim Khướu

Tại nước ta, từ Bắc chí Nam, rất nhiều vùng có Khướu tập trung sinh sống với số lượng khá nhiều. Những nơi Khướu có mặt là những vùng nhiều rừng, nhiều núi, thuộc các tỉnh Miền Bắc, Miền Trung, và một số tỉnh thuộc Miền Đông Nam bộ. Ở vùng cao nguyên cũng có Khướu sinh sống.

Giống chim rừng dễ nuôi nhất và hót nhiều nhất phải nói là con chim Khướu. Do có nhiều giọng nên nó có tên là Khướu Bách Thanh, tức là hót cả trăm giọng…

Thế nhưng, không phải con chim Khướu nào cũng có đến cả trăm giọng, có con hót thật hay, thật nhiều giọng, nhưng có con lại hót tầm thường, đơn điệu lại biếng hót chẳng có giá trị gì. Những chim này cần phải được luyện tập thêm, may ra nó sẽ hốt khá hơn, siêng hơn.

Ai cũng biết Khướu hót hay, nhưng con chim hót rừng này ở thôn quê được nuôi nhiều, nhất là ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc, còn ở thành thị thì ít người nuôi, do tiếng hót của nó khá to, có thể vang xa đến vài ba trăm thước.

Với những nhà có vườn rộng, đầu vườn nuôi một con, cuối vườn treo một con, thì đi đâu cũng vang động tiếng

hót Khướu vui lại. Còn ở thành thị đất hẹp người đông, nhà nhà lại san sát nhau, nuôi Khướu quả là một sự ồn ào. Đã thế, nếu nhà chật mà trong nhà đã nuôi Chích Chòe, Sơn Ca, Họa Mi… Thì tiếng Khướu hót sẽ ắt hẳn những tiếng chim kia, không sao thưởng thức được. Vì vậy con Khướu càng ngày càng ít người nuôi, nhất là vùng trung tâm đô thị…

Hơn nữa, dù nhà có rộng, nuôi Khướu cũng không nên nuôi nhiều, một hai con hót thật hay là quá đủ. Với con Khướu hay, nó có thể hót suốt ngày, đủ cho ta thưởng thức. Nuôi nhiều quá quá là sự ồn ào.

Xuất xứ:

Ở nước ta, hình như vùng nào cũng có Khướu. Ở miền Bắc và Bắc Trung phần thì có loại Khướu Mun. Có nơi gọi là Khướu Ô, còn ở trong Nam thì có Khướu Bạc Má. Tại cao nguyên ., có giống Khướu lông vàng sẫm, móng trắng hót rất hay.

THỨC ĂN CỦA CHIM KHƯỚU:

Thức ăn thích khẩu nhất của Khướu là gạo rang hay tấm gạo rang trộn trứng, pha chế y như công thức dành cho Họa Mi. Thế nhưng, chim Khướu rất dễ nuôi vì nó không kén thức ăn, bạn cho ăn thức ăn của Chích Chòe, có người dùng cám thực phẩm gia cầm vẫn đem lại kết quả tốt.

Điều cần là khi bạn đã quyết định cho chim ăn thức ăn gì thì nên cho chim ăn mái thức ăn đó, trừ trường hợp bất đắc dĩ mới thay đổi thức ăn khác mà thôi. Vì rằng mỗi lần thay đổi thức ăn đột ngột như vậy, chim sẽ bị sốc, ít ra cũng đôi ba ngày với thức ăn có mùi vị lạ. Chim bỏ ăn hoặc chỉ ăn qua loa trong vài ba ngày là đủ suy yếu.

Ngoài thức ăn chính ra, bạn nên cho Khướu ăn thêm cào cào, sâu tươi, hoặc gián, dế, thằn lằn và thịt bò xắt nhỏ. Tiện có thức gì thì bạn cho Khướu ăn thức nấy, và với thức ăn đạm này vài ba ngày bạn cho chim ăn một lần cũng được.

Cách nuôi chim bổi:

Ít khi người ta bắt được Khướu non về nuôi, mà hầu hết đều nuôi Khướu bổi, tức là Khướu già. Khướu bổi thì nhái người, nên thời gian đầu, hễ thấy người lại gần là chúng bay nhảy tứ tung khiến toác da đầu, bể trán trông rất thảm hại. Phải nuôi mội thời gian vài ba tháng con chim bổi mới chịu thuần thục, dễ nuôi. Mặc dầu ai cũng biết, sống ngoài thiên nhiên, chim Khướu cũng thường lân la đến những khu vườn tược, hàng rào gần nhà để kiếm ăn, do đó người ta mới dễ dàng bẫy chúng. Thường thì bẫy bằng lục, bằng lưới rập, đôi khi nhử mồi trùn bẫy thòng lọng như bẫy chim Hét cũng được.

Trong thời gian mới bắi về, ta cho Khướu bổi ăn chuối, cào cào, hoặc sâu gạo. Từ từ ta tập chúng ăn gạo rang trộn trứng. Cần nhớ phải treo lồng nơi vắng vẻ người qua lại để Khướu quen dần với cảnh trí chung quanh.

Nếu giữ gìn chim không bị hoảng loạn quá đáng thì chim mau hót trở lại. Ở ngoài rừng Khướu rất siêng hót, nhưng chưa chắc hót nhiều bằng được nuôi trong nhà, do nó được cung cấp thức ăn vừa bổ dưỡng vừa đầy đủ.

Kinh nghiệm cho thấy, những con Khướu nuôi nhiều mùa (lâu năm) thì dạn dĩ và hót rất hay.

Tóm lại, mặc dầu chim Khướu ít người nuôi tại các đông đúc, nhưng số chim Khướu bổi được bày bán cũng khá nhiều so với các loại chim cảnh khác, và bán cũng khá chạy. Thỉnh thoảng đi vào các khu xóm lao động, nhất là có dịp nhàn tản ra vùng ngoại ô, ta vẫn được nghe tiếng Khướu hót văng vẳng đó đây… tiếng lảnh lót và vang xa đến hàng cây số. Mỗi buổi trưa im vắng, nằm nghe giọng Khướu hói, sao nghe có vẻ thân thương và gần gũi như tiếng chim Cu gáy “Cúc cu cu…” dìu dặt gợi buồn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *