Khướu Bách Thanh là giống chim gì?

Thành ngữ có câu “hót như khướu” hay “hót như khướu bách thanh” ám chỉ người có tài nịnh bợ, nói năng quá lưu loát để gây tình cảm với người. Chim Khướu, còn gọi là Khướu Bách Thanh, như tên gọi của nó, là giông chim hót được nhiều giọng, ai nghe cũng lấy làm thích thú. Đây là con chim rất bình dị, dễ nuôi, khắp nước ta dâu đâu cũng có.

Khướu là giống chim rừng có giọng hót vừa to, vừa giàu âm điệu nên mới có tên là Khướu Bách Thanh (hót nhiều giọng). Chính vì lẽ đó nên giống chim này mới được nhiều người chọn nuôi. Trong nhà nuôi một vài con Khướu đá được thuần hóa thì nghe hót cùng đủ sướng tai rồi. Vì trong giọng Khướu được coi như là tổng hợp của nhiều giọng hót chim rừng khác, nhiều khi ta nghe được tiếng chim Họa Mi, giọng Chích Chòe, và nhiều giọng chim khác…

Khướu là chim sống ở rừng nhưng những vùng đồng bằng có cây cối lùm bụi rậm rạp Khướu cũng về săn mồi và làm ổ đẻ. Ở nước ta, miền nào cũng có Khướu, chỉ có điều đặc biệt là miền ngoài (miền Bắc và Bắc Trung bộ) thì có loại Khướu Mun, còn từ Nha Trang đổ vào thì có Khướu Bạc Má.

Thật ra, ngoài Bắc cùng có Khướu Bạc Má, nhưng chỉ là số ít, nhiều vùng gần như không có. Khướu Mun còn gọi là Khướu ô, toàn thàn có sắc lông xám đen, mỏ và chân màu đen. Loại Khướu này lớn con hơn Khướu Bạc Má, nhiều con có giọng hót thật hay.

Khướu Bạc Má có sắc lông xám pha hung đỏ, hai bên má có hai đốm lông trắng như má vượn nên mới có tên là Khướu Bạc Má. Khướu Bạc Má nhỏ con hơn Khướu Mun một chút, mỏ màu mun ửng vàng, đôi chân màu vàng như chân gà. Thỉnh thoảng ta cũng gặp nhiều con lông vàng như Họa Mi, chân và mỏ cưng vàng, nhiều con còn có móng trắng, mỗi chân một ngón trắng hay cả tám ngón đều trắng.

Những chim “bạch đầu chỉ” này thường là chim Khướu quý hiếm, giọng hót hay hơn những chim đồng loại với nó, vì vậy mới dược nhiều người chọn nuôi, dù giá có đắt hơn chút ít.

Khướu có thân mình lớn hơn chim Họa Mi một chút, phần đuôi cùng tương đối dài hơn. Dù là Khướu Mun hay Khướu Bạc Má dưới cằm và ức của chúng cũng có một vệt đen lan xuống phía ngực. Có con vệt đen dài, có con vệt đen ngắn. Nhưng, theo kinh nghiệm của những nghệ nhân nuôi Khướu lâu năm thì chim Khướu nào có vệt đen càng dài thì hót càng hay.

Vì là giống chim rừng sống xa người nên Khướu rất nhát. Nuôi chim bổi phải trùm áo lồng kỹ trong suốt tuần đầu thì chúng mới chịu quen dần với môi trường sống mới. Chọn chim bổi mà nuôi ta sẽ chọn những con nhanh nhẹn và mập mạnh, như vậy nuôi mới dễ sống. Những chim có dáng lù khù, dạn dĩ như chim đã thuần hóa lâu ngày thường là chim yếu sức, nuôi mười con chưa chắc đã sống được một.

Nuôi Khướu bổi nên cho chúng ăn chuối (chuối sứ thật chín) và cào cào hoặc sâu tươi trong mấy ngày đầu. Sau đó, ta tập cho chúng ăn bột đậu phộng trộn trứng, bằng cách bẻ đôi trái chuối rồi nhét bột đậu phộng trộn trứng vào lõm giữa để chúng vừa ăn chuối, vừa tập ăn bột cho quen…

Nên trùm áo lồng thật kín và treo lồng vào nơi yên tĩnh trong vài tuần đầu. Thỉnh thoảng ta cũng nôn cho Khướu tắm nước, nếu nó chịu tắm thì nó mau dạn.

Chỉ khi nào thích nghi với môi trường sống mới thì Khướu mới chịu mở miệng hót. Những ngày đầu chúng hót năm ba câu, nhưng những ngày sau đó, chúng dạn dĩ thêm và hót nhiều hơn. Những chim được nuôi vài ba mùa trở lên thì có thế hót rôm rả cả ngày, nhiều nhất là lúc hừng đông và trưa.

Có thể nói, Khướu là giống chim rừng rất dễ thuần hóa, dễ nuôi, tập ăn thức gì cũng sống được. Nhiều người chỉ cho ăn chuôi sứ chín và gạo rang suốt năm Khướu vẫn sống mạnh và hót hay. Có người cho ăn gạo rang trộn trứng hoặc đậu phộng trộn trứng… Khướu đều tỏ ra thích khẩu cả.

Có điều xin được lưu ý quí vị là tất cả các giống chim rừng khi ta đã nuôi bằng thức ăn gì hợp với khẩu vị của nó thì cứ giữ mãi thực đơn đó, sự thay đổi thức ăn đột ngột sẽ làm cho chim biếng ăn, biếng hót, suy dần và đổ lông… Tất nhiên, khi gặp sự cố này thì ít ra phải mất vài ba tháng mới vực sức khỏe của chim lên được. Với chim Khướu, thức ăn tốt nhất là đậu phộng trộn trứng, thỉnh thoảng cho ăn thêm nửa trái chuối chín. Ngoài ra, ta còn cho Khướu ăn cào cào, sâu tươi, hoặc dế, gián đất, thằn lằn hoặc chút ít thịt bò cũng được. Những chất đạm động vật này, ta nên cho Khướu ăn vào buổi sáng để dễ tiêu hóa và có thế ăn cách nhật, hoặc mỗi tuần vài lần.

Lồng nuôi Khướu là loại lồng lớn, cờ lồng Chích Chòe Lửa, lồng bằng tre hay mây cũng được. Điều cần là cần đậu phải to hơn ngón tay cái để Khướu bám cần cho vững, và móng chim chậm phát triển hơn. Khi móng chim mọc quá dài, cong vòng sẽ gây trở ngại cho việc xoay xở, đi đứng… thì ta nên dùng kéo bén xén bớt lại.

Tóm lại, Khướu là giống chim cảnh rất dễ nuôi, giá chim bổi lại vừa túi tiền mọi người. Tuy chim hót hay, nhiều giọng lại siêng hót, nhưng người thành thị ít người chịu nuôi, do giọng hót của nó quá ồn. Chỉ những nghệ nhân ở vùng ngoại ô , những vùng quê, họ nuôi Khướu nhiều nhất.

Xuất xứ:

Khướu có rất nhiều ở nước ta, Bắc Trung Nam vùng nào cũng có. Có hai loại đặc biệt là Khướu Bạc Má và Khướu Mun. Ở miền Trung có nhiều nơi gọi Khướu Mun là Khướu Ô.

Khướu Bạc Má sống ở miền Nam, còn Khướu Mun thì sống nhiều ở miền Trung và miền Bắc. Ở Trung và Bắc cũng có Khướu Bạc Má, nhưng rất ít. Riêng vùng có giống Khướu Mun thân mình nhỏ hơn Khướu Bậc Má, nhưng hốt được nhiều giọng.

Hình dáng:

Khướu có thâm hình lớn hơn Họa Mi, lớn hơn chim sáo, có đuôi dài. Từ mỏ đến chót đuôi, trung bình dài khoảng 25 đến 30 phân, và thường thì Khướu Bạc Má nhỏ hơn Khướu Mun chút đỉnh.

Khướu Bạc Má toàn thân hung hung đỏ, hai bên má có hai đốm lông trắng bằng cái móng tay. Còn Khướu Mun thì toàn thân có lông màu xám đen, trông có vẻ tối, nhưng sạch.

Loại Khướu nào ở dưới cằm và ức cũng có một vệt lông đen, trung bình dài khoảng vài phân. Nhưng cũng có con, vệt đen đó lan xuống đến phần ngực. Theo những người nuôi Khướu lâu năm thì con nào cổ vệt đen đó càng dài thì càng quí, hót hay nhất.

Cách nuôi chim bổi:

Khướu bẫy về đem nhốt trong lồng thường thì rất nhát, hễ thấy người lại gần là bay nhảy tứ tung. Vì vậy ta phải biết cách thuần hóa chúng. Khướu bổi chỉ chịu ăn chuối, ăn cào cào, chứ không chịu ăn thức ăn gì khác. Vì vậy, trong mấy ngày đầu, ta để những thức ăn đó vào lồng, với nước uống đầy đủ để Khướu tạm thời thích nghi được với cuộc sống mới. Trước khi treo lồng vào một nơi thật yên tĩnh, ta cũng phải phủ áo lồng cẩn thận để Khướu không nhảy hoảng làm tróc trán gãy đuôi…

Vài ba ngày sau, ta bắt đầu trộn chuối chín với gạo trộn trứng (thức ăn của Họa Mi) để Khướu quen dần với thức ăn mới. Ta có thể cho Khướu tắm, và hé bớt áo lồng để Khướu làm quen vái quang cảnh chung quanh để dạn dĩ dần ra…

Khi thấy Khướu ăn được gạo trộn trứng rồi, thì từ đây trở về sau ta chỉ cần cho Khướu ăn thức ăn mới.

Nói chung thì chim Khướu là giống chim cảnh rất dễ nuôi, dễ thuần hóa. Có nhiều con vừa thay lông xong, ta bắt về nuôi độ vài ngày là hót ngay. Đó là những con còn “lửa rừng”, ít nhát hơn những con khác.

Vì nó dễ nuôi, chỉ cho ăn gạo và chuối cũng sống, nên nhiều nhà ở vùng quê miền Trung, miền Bắc vẫn nuôi một con Khướu trong lồng tre treo trước hiên nhà, để thỉnh thoảng được nghe năm ba câu hót vui tai. Giọng Khướu to, vang nên nhà nuôi con Khướu cũng vui cửa vui nhà.

Nhiều nghệ nhân ở không thích nuôi Khướu, một phần họ không liệt Khướu vào loại chim quí, phần nữa họ chê giọng Khướu quá to, lấn át giọng của các loại chim hót khác, có khi làm các chim khác “rót” luôn. Chỉ những” ai có vườn rộng, họ mới nuôi thêm Khướu.

Sự thực thì chim Khướu không làm hót chim khác. Hễ ta treo gần nhau thì mạnh con nào con đó hót. Nếu treo chung đụng, Khướu tỏ ra có biệt tài bắt chước giọng chim khác rất nhanh. Vì vậy, người ta không ngạc nhiên với những con Khướu có giọng rừng, trong tiếng hót của chúng, có tiếng suối chảy, thác đổ, rừng cây vi vu. Chính vì giọng hót của Khướu da dạng nên nó có tên là Khướu Bách Thanh, nghĩa là Khướu hót trăm giọng.

Vì vậy, người chưa nuôi Khướu thì ít nhiều có thành kiến về Khướu, chứ người đã từng nuôi rồi thì không thể thiếu chúng được. Người ta chịu nhất là khoản ăn uống giản dị, tốn kém không bao nhiêu, mà lúc nào cũng được., vui cửa vui nhà.

Thức ăn:

Như phần trên, chúng tôi đã trình bày, ta nên cho chim Khướu ăn gạo rang trộn trứng, theo cách chế biến mà chúng tôi dã trình bày trong bài nuôi chim Họa Mi. Đó là thức ăn mà hầu hết người nuôi Khướu đang áp dụng và có kết quả tốt. Ngoài ra, mỗi ngày ta nên cho chim Khướu ăn thêm cào cào, hoặc thằn lằn, dế, gián đất, hoặc thịt bò xắt nhỏ. Nói chung là Khướu rất dễ nuôi. Có điều là cho chim ăn no đủ thì chim sung, hót nhiều, đói khát thì chim suy, hót ít.

Lồng chim và cách chăm sóc: Khướu là giống chim lớn nên ta phải chọn loại lồng lớn mà nuôi. Lồng bằng tre hay bằng mây đều thích hợp cả. Với Khướu, ta nên dùng cầu lớn cỡ ngón tay cái để Khướu đứng vững vàng. Độ hai ngày, ta cho Khướu tắm một lần, và nên tắm vào lúc nắng ráo. Dịp này ta tranh thủ làm vệ sinh lồng cho sạch sẽ, thay bố lồng và dùng cọ Sơn quét sạch đáy lồng. Sau đó, châm thêm thức ăn và nước uống đầy đủ, trước khi cho chim sang lồng.

Xin lưu ý là Khướu uống nước rất nhiều, mỗi ngày có thể uông hệt một cóng nước lớn. Nếu để hụt nước vài  giờ là Khướu bị “hốc”, há mỏ ra thở. Thiếu nước một ngày là Khướu bị chết khát.

Trong thời gian chim Khướu thay lông, cũng như các loại chim khác, Khướu không hót. Chỉ khi thay lông xong, đủ lửa, nó mới siêng hót và giọng lớn dần lên.

Cũng xin nói thêm là Khướu Bạc Má hót hay hơn Khướu Mun. Đó là nhận định chung của những người có kinh nghiệm về Khướu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *