Chim Yến Phụng MELOPSITTACCIS UNDULATUS

CHIM YẾN PHỤNG MELOPSITTACCIS UNDULATUS

Xuất xứ: Châu úc.

Họ : Két (Psittacidés).

Chim có tên Perruche onduléc cùng như loài Canari, rất nhanh chóng được ưa chuộng không chỉ với các nghệ nhân nghề chim kiểng mà là với mọi người.

Trong hình kèm theo là loài chim có bộ lông màu đẹp, hài hòa tự nhiên. Ngày nay sau nhiều lần lái tạo Yến Phụng đã trở nên rất phong phú, đa dạng về màu sắc. Đặc biệt là có chim màu xanh lơ xanh nõn chuôi, tím trắng, vàng, vàng bông, trắng bông, xám, chứ chưa thấy xuất hiện màu đỏ và đen huyền.

Thức ăn: Chúng ăn các loại hạt ngũ cốc như: lúa, bắp non, kê thường hỗn hợp ngũ cốc này chiêm khoảng 1/2, còn 1/2 là rau xanh và cả mai mực, bột khoáng.

Sự sinh sản: Muốn cho chúng sinh sản, cần nuôi cặp trong lồng (hay chuồng) dài cỡ trên 75cm, có một tổ treo ở góc, chuồng hay lồng nên làm bằng kim loại với đủ thứ cần thiết trong lồng. Nên chú ý sự thông thoáng nhưng yên tĩnh và không di chuyển.

Ngoài ra cũng cần chú ý thích đáng đến kỹ thuật chọn phôi chim trông mái cho hợp. Người ta có thể căn cứ vào màu sắc của mùi chim để phân biệt trông mái. Chim mái luôn có mũi màu trắng, còn chim trống tùy màu lông mà mũi mang màu hồng hay màu xanh.

Chim đẻ từ 3 đến 9 trứng, theo dõi lúc chim đẻ thời gian khá lâu, cho nên lúc chim đẻ ta múc trứng ra thật nhẹ nhàng, đặt lên bông cho êm, chờ chim mẹ nằm hai ngày không ra khỏi ổ sẽ đặt trứng vào ổ cho chim ấp, ấp được 18 ngày chim nở con. Cho chim ăn bắp non để mớm cho chim con mau lớn. Đến ngày thứ 30 chim con đã biết tự ăn, mỗi chim mẹ nuôi 3, 4 chim con là vừa, nếu nhiều quá sẽ không ra gì.

Yến Phụng hiện vẫn đang là loài chim xuất khẩu rất được ưa chuộng và thu được lợi nhuận cao.

Bí quyết nuôi Yến Phụng đẻ tốt:

– Không thay đổi chỗ ở, ổ chim, cửa ra vào.

– Tránh chim bị hoảng sợ, không cho chim đẻ sớm.

YẾN PHỤNG VÀNG UNDULMELOPSTTACUS ATUS

Xuất xứ: Chim lai giống.

Đặc tính: Màu vàng.

Cũng là loài Perruche onduléc được lai giống tạo thành. Ngày nay còn cỏ vàng vàng chanh và cả hai màu này đều có hoặc không có các vằn đen. Các giống kế tiếp còn có nhiều loại màu sắc khác nữa. Sau này ở Đan Mạch thấy xuất hiện có vàng đốm đen người ta gọi chúng là vàng báo (onduléc panthère).

Các đặc tính của loài chim như Yến Phụng “nguyên thủy” đã giới thiệu. Nên cách chăm nuôi cùng không có gì khác biệt.

Hiện nay chim Yến Phụng màu đỏ, màu đen tuyền vẫn chưa lai tạo được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *