Chim Họa Mi

Họa Mi là giống chim rừng, sống nhiều ở vùng biên giới Việt Trung. Nước ta Họa Mi sinh sống nhiều ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Móng Cái… Chúng thích sống ở nơi rừng rậm, núi cao, có khí hậu mát lạnh.

Vì sống xa người nên Họa Mi rất nhát, nhưng bản tính hung hăng háu đá nên mới dễ mắc bẫy.

Xưa nay, đa số dân nuôi chim rừng đều thích nuôi Họa Mi, vì đây là giống chim có tiếng hát cực hay, xứng đáng là giọng hót bậc thầy của các giống chim rừng. Họa Mi cũng là giống chim đá rất hay, có những đòn, những thế, những độc chiêu như Gà Nòi nên nhiều người cùng ưa thích.

Thân mình chim Họa Mi không lớn, nhỏ hơn chim Sáo Sậu, càng nhỏ hơn chim Cà Cưỡng. Nó có bộ lông màu nâu sẫm, ngực và bụng màu vàng hung, mắt có viền trắng bao quanh, và viền trắng đó kéo dài ra phía sau ót một vệt dài chưng phân rưỡi. Mỏ và chân Họa Mi màu vàng nâu, tương tự như mỏ và chân Gà ta. Trông hình dáng con chim thật tương phản với giọng hót nổi tiếng bậc thầy của nó.

Chim Họa Mi bán ngoài thị trường thường là chim bổi mà chim bổi đều nhút nhát, thấy người lại gần là nhảy lồng loạn xạ, nhiều con nuôi đã mấy tháng mà còn nhảy vỡ đầu sứt trán, không sao lành được. Chỉ những chim nuôi từ vài ba mùa trở đi mới dạn dĩ dần, nhưng gặp người vẫn nhảy lồng, tuy có ít hơn. Những chim nuôi được bảy tám mùa trở đi thì mới thực sự bạo dạn, đặt lồng xuống đất cũng hót, và chủ nuôi có thể sờ vào mình nó được.

Tuy nhát người, nhưng chim bổi Họa Mi tương đối dễ nuôi. Nếu biết thuần hóa đúng phương pháp thì mười con có thể sống được bảy tám con. Những chim bị chết do nhiều lý do, do mất sức trong khi di chuyển nên không ăn mồi…

Chim bổi đã chịu sống thì mau “mở miệng”, nhiều con thả vào lồng độ vài ngày là chịu hót ngay. Với những chim quá nhát, ta có thể nuôi thêm chim mái để “xùy” cho chim trống mau sung.

Chim Họa Mi mái thì không biết hót, nhưng lại siêng kêu “sè sè…”, giọng kêu đó, tiếng nhà nghề gọi là “xùy”, có tác dụng làm cho chim trống hàng hái lên bội phần, dù nhát cũng mớ miệng hót đôi đáp lại với “người đẹp”. Người ta còn dùng chim mái để thúc chim trống hăng hái đấu đá với đấu thu cua nó.

Chim Họa Mi trống mỗi con được nuôi riêng trong một lồng, cờ lồng là 56 nan là vừa. Đó là chim nưôi để hót, còn nuôi đề đá thì phái nuôi trong loại lồng tống lực, rộng và cao hơn nhiều để chim bav nhảy tự do cho mạnh dạn, mà nhờ đó mà hạn chế tiếng hót cho mau sung.

Sống ngoài thiên nhiên, Họa Mi ăn sâu bọ và ngũ cốc, trái cây chín, nói chung là ăn tạp. Nhưng, nuôi tại nhà, người ta cho chúng ăn cào cào, sâu tươi và gạo trộn với trứng. Gạo trộn trứng là thức ăn chính, còn sâu tươi hay cào cào có thế một tuần cho ăn vài lần cũng được. Không nên cho Họa Mi ăn sâu khô vì nó sẽ khản tiếng, hót ít lại.

Gạo trộn trứng: dùng một lon tấm bỏ vào chảo rang vàng, xong bắc cháo xuống trộn bốn lòng đo trứng gà (hoặc trứng vịt) để trứng quyện vào đều và rúc vào hột tấm, sau đó đem phơi nắng vài giờ cho khô (có thể sấy với lứa riu riu nêu trời không nắng). Gạo trứng này cho vào hộp đậy kín múc cho chim ăn dần, để lâu hàng tháng vẫn được.

Về cách chăm sóc thì cùng giống như các loại chim hót khác, Họa Mi cần phải được ăn uống no đủ, buổi sáng cần được tắm nắng chừng một giờ (trừ lúc trời mưa hoặc có gió to) và cách vài ngày cho chim tắm nước một lần. Nên tắm chim vào lúc nắng ráo, và không nên treo lồng vào chỗ có gió lùa. Tối lại, xin nhớ trùm áo lồng đế cho chim được yên tĩnh ngủ nghê, đồng thời tránh sự kinh sợ do thằn lằn, chuột bọ đến phá quấy.

Chim được sống yên tĩnh thì man dạn dĩ, từ đó mới siêng hót.

Thuần dưỡng chim Họa Mi không khó lắm vì giống chim này vốn dễ nuôi. Hơn nữa, chim bẫy về thường được các thương lái nuôi tập thể tại nhà họ đã được năm ba ngày nên con nào còn sống đem bán ra thị trường đều là những chim đã biết “ăn bột”. Chim đà chịu ăn bột, tức thức ăn do con người chế biến thì nuôi dễ sống.

Điều khó khăn cho người nuôi chim bổi là chịu khó cho chim Họa Mi ăn nhiều sâu tươi và cào cào trong thời gian mấy tuần sau đẻ chim mau lại sức, đồng thời trùm kín áo lồng trong cuần đầu để chim bớt nhát là được. Còn việc chim chịu mở miệng hót trong thời gian mau hay lâu là còn tùy ở sức khỏe của mỗi con chim, ở mức độ dạn hay nhát, và ở chất lửa rừng của nó còn nhiều hay ít. Thường là chim ở trong thời kỳ thay lông, hoặc mới thay lông vừa xong thì yếu lứa (tức chưa sung sức) nèn biếng hót. Chỉ những chim cảnh đã cứng lông, sức khỏe dồi dào thì mới gọi là “đủ lửa” mới siêng hót mà thôi.

Nếu tìm được con chim Họa Mi non về thuần dưỡng là tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *