Chim Bồ Câu

Ngày Xưa, ông bà ta có câu tục ngữ:

“Muôn giàu nuôi trâu nái,

Muốn lụn hại nuôi bồ câu”.

Nghĩa là theo ý người xưa, muôn màu giàu thì nuôi nhiều trâu nái. Vì rằng, trâu cái quanh năm vẫn cày bừa thuần thục đâu có thua gì trâu đực, nhưng cứ khoảng ba năm lại sinh được hai nghé con. Đó quả là mối lợi to tát lắm rồi.

Ngược lại, giống Bồ Câu nổi tiếng đẻ rất sai. Một cặp chim mẹ mỗi năm sinh được khoảng ba chục cặp con cháu. Thế nhưng, theo người xưa, nuôi Bồ Câu lại không có lợi, vì Bồ Câu thường dời đi ở nơi khác, có khi rủ nhau bay mất trọn bầy. Vì vậy nuôi Bồ Câu sẽ lụn bại, cụt cả vốn liếng.

Lời nhận xét đó của ông ta xưa, không phải là sai. Thế nhưng, đó là đúng với cách nuôi của ngày xưa: Nuôi thả.

Ngày nay chúng ta nuôi Bồ Câu nhốt trong chuồng, trong trại thì làm sao lụn bại được? Làm sao cụt vốn được?

Bồ Câu nuôi chuồng nếu cho ăn no đủ thì vẫn sinh sản tốt, trung bình bốn mươi ngày cho một lứa con. Đây là loại gia cầm dễ nuôi, mau sinh lợi. Ở trong bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến hai cách nuôi Bồ Câu: là nuôi Bồ Câu thịt và Bồ Câu cảnh (kiểng), để quí vị thấy thích hợp với loại nào thì nuôi loại ấy.

Bồ câu thịt

Bồ Câu thịt ở đây là bồ câu ra ràng, tức là bồ câu một tháng tuổi, là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng, ai cũng ưa thích.

Trước 1970, tại Sài Gòn, có nhiều trại nuôi Bồ Câu để cung cấp bồ câu thịt cho các nhà hàng mà vẫn không đủ, có trại nuôi qui mô đến độ gần 5000 cặp, còn các trại nhỏ nuôi từ vài trăm cặp đến 1000 cặp cũng không phải ít, ấy thê mà mỗi ngày Sài Gòn còn phải mua thêm Bồ Câu tơ của các tỉnh chở về. Xem thế đủ thấy, nhu cầu tiêu thụ Bồ Câu thịt to lớn đến mức nào.

Không những chỉ người mình, người Hoa, mà cả người ngoại quồc cũng đều thích ăn Bồ Câu – bồ câu rôti. Vì vậy, ở tất cả các bữa tiệc lớn nhỏ gì như liên hoan, đám cưới… thực đơn bao giờ cũng đòi hỏi có món ăn vừa ngon vừa sang này.

Từ thực tế hiển nhiên đó, cho ta thấy được rằng, rồi đây mặt hàng này sẽ khan hiếm như trước, và quanh ta sẽ có những trại nuôi Bồ Câu lớn cỡ cặp như trước đây.

Chọn giống:

Nhu cầu đòi hỏi của các nhà hàng, tiềm ần là Bồ Câu ra ràng phải mập mạnh. Một tháng tuổi phải cân được từ 400gr trở lên cho mỗi con. Chim nhỏ con, cân nhẹ hơn 400gr sẽ bị từ chôi không mua, vì vậy vẫn đề chọn giống tốt mà nuôi là việc cần xét đến trước hết.

Giống tốt ở đây là chim cha chim mẹ phải là thứ lớn con, ít ra mỗi cặp phải cân được từ 800gr đến 1kg. Ngoài ra, ta cũng phải chọn những giống đẻ sai, nuôi con giỏi, như Bồ Câu Thơ, hoặc Thơ lai King (người Hoa gọi là Thín). Mình có giống Bồ Câu xám, cánh có hai sọc đen, gọi là Lieutenant, hay Bồ Câu Xim vừa lớn con, vừa nuôi con giỏi…

Xin lưu ý là yêu cầu của khách hàng là Bồ Câu ra ràng phải lớn con, bụ bẫm, còn màu sắc ra sao, chim thuộc giống gì thì họ không cần xét đến.

Nuôi tập thể:

Đã nuôi Bồ Câu thịt là nuôi số nhiều, chứ không phải nuôi năm mười cặp mà nuôi lồng. Nuôi lồng thì tốn tiền lồng và tốn tiền công chăm sóc, vì vậy ta phải nghĩ đến việc nuôi tập thể.

Chuồng trại:

Để tiện chăm sóc và kiểm soát, mỗi trại người ta chia ra làm nhiều gian cách biệt nhau, mỗi gian như vậy nuôi 100 cặp Bồ Câu đẻ. Gian này có thể liền vách nhau với gian kia, bằng tường gạch hay bằng lưới kẽm loại nhỏ mắt, đề tránh chuột và rắn chui vào phá hại chim.

Tùy theo trại lớn nhỏ mà làm nhiều gian hay ít gian.

Mỗi gian như vậy phải gồm có hai phân:

  • Phần nhà chứa ổ đẻ độ 20 thước vuông. Trong đó sát vách đựng những tầng kệ, để gác ổ cho chim vào đẻ. Giữa nhà đặt máng ăn cho chim.
  • Phần sân chơi để cho chim ra tắm nắng, và sống hợp với tự nhiên, được bao bọc bằng lưới kẽm có mắt nhỏ. Sán nắng này cùng rộng khoảng 20 thước vuỏng, hoặc hơn. ơ đây, ta phải gác nhiều sào cho chim đậu, và một góc sân dùng làm nơi chim tắm và uống nước. Nên nhớ là Bồ Cáu uống nước rất nhiều, và cũng rất thích tắm. Do đó, nước uống bao giờ cũng tinh khiết và đầy đủ trong chuồng. Nhờ chim mẹ mớm nước thường xuyên nên chim con mới mau tăng trọng.

Trại càng thoáng mát, càng rộng rãi thì chim khỏe mạnh và hợp vệ sinh. Bồ Câu không bay nhiều như Yến Phụng, nhưng phải có chỗ trống rộng rãi để chúng “gù” mái.

Kệ để gác ổ đẻ:

Ổ Bồ Câu nuôi tập thể phải được đặt trên các ngăn kệ. Kệ nên đặt dọc theo vách nhà, tùy theo vách dài và cao bao nhiêu, ta thiết kế kệ dài và cao bấy nhiêu.

Kích thước của một ngăn kệ là chiều ngang khoảng 60 phân, đủ chỗ đặt hai cái ổ, chiều sâu từ 30 phân đến 40 phân và chiều cao khoảng 30 phân. Cứ mỗi ngăn như vậy dành cho một cặp đẻ.

Mỗi ngăn kệ đầu tiên, ta để một ổ đẻ, khi chim con nở dược nửa tháng tuổi, ta đặt thêm cái ổ thứ hai để vài ngày sau chim mẹ qua ổ mới đẻ lứa kế tiếp. Chim trống trong mười ngày còn lại đảm nhận việc nuôi con một mình.

Xin lưu ý: Mỗi ngăn (khoang) kệ có chiều dài 60 phân đó dược coi như là “nhà riêng” của một cặp chim dẻ. Nếu lứa này sắp xong lại có ổ mới đặt kế cận thì chim khỏi nhốn nháo tìm ổ nơi khác, gây sự mất trật tự trong toàn chuồng.

Ổ chim:

Ổ chim Bồ Câu phải đóng rộng rãi, đủ chỗ cho hai con Bồ Câu con xoay trở. Nếu ổ nhỏ, chim con sẽ lọt ra ngoài, nếu ta không phát giác kịp thời, nó sẽ bị chết vi lạnh hay bị chim khác cắn chế (Chim bố mẹ thường thì không biết bảo vệ con, khi con rời khỏi ngăn kệ của mình).

Ổ chim đóng bằng gỗ, hình dáng giống như cái ngăn kéo bàn giấy, với bề cạnh dài khoảng 25 phân, và cao khoảng 10 đến 12 phân. Đáy ổ có thể đóng bằng thiếc hay gỗ.

Ổ chim Bồ Câu được lót bằng rơm. Rơm phải bó lại như con “cúi” thật chắc trước khi khoanh vào ổ, có như vậy, chim mẹ khi xoáy ổ không làm rối tung lên. Mỗi lần chim con ra ràng (đủ tháng tuổi) là làm vệ sinh ổ bằng cách đốt rơm cũ (dơ), cạo rửa ổ rồi phơi nắng vài ngày. Lúc nào dùng đên thì đặt rơm mới vào. Ổ chim của cặp này sau khi dùng xong một lứa, có thể dùng cho cặp chim khác.

Máng ăn:

Bồ Câu ăn hột như bắp, đậu xanh, lúa, gạo lứt nên ta có thể dùng thau nhôm hay nhựa đế làm máng ăn. Thau có kính chừng 30 phân, có thể dành cho hai mươi con. Nếu nuôi 100 cặp trong một gian chuồng thì ta đặt năm cái thau làm máng ăn. Có thể đặt ba thau, nhưng nửa giờ sau đó, ta trở lại châm thêm thức ăn cho chim ăn đủ no.

Máng uống:

Ta có thể cho chim uống bằng thau, nhưng phải châm nước nhiều lần trong ngày. Thau nào bẩn phải làm vệ sinh tức thời, để tránh cho chim uống phải nước bẩn. Trên miệng thau nên để những vật cản, chỉ chừa đủ chồ cho chim rúc đầu vào uống nước, nếu không, chim sẽ nhảy vào tắm làm cho dơ nước.

Máng khoáng:

Nuôi Bồ Câu phải cho ăn khoáng chất đầy đủ. Nếu thiếu khoáng, chim trống sẽ thiếu cồ, chim mái chậm đẻ, và chim con không phát triển. Khoáng chất có thể đựng trong các xô lớn, hoặc trong khạp nhỏ rồi đặt vào góc nhà để chim tự do ăn tùy thích.

Thức ăn và cách cho ăn:

Chim Bồ Câu là loại ăn hột. Thức ăn của nó gồm có các loại: bắp, đậu xanh, lúa và gạo lứt. Tất cả bốn thứ đó trộn theo công thức sau đây: 40 phần trăm bắp – 30 phần trăm đậu xanh – 20 phần trăm gạo lứt và 10 phần trăm lúa.

Đó là công thức tốt nhất để nuôi Bồ Câu thịt. Nếu ta bớt đậu xanh để tăng tỉ lệ thì chắc chắn chim con khi ra ràng sẽ ốm, không đủ trọng lượng do khách hàng đòi hỏi. Hạ mức tổn phí như vậy chỉ có hại.

Mỗi ngày ta nên tập cho Bồ Câu ăn hai bữa. Bữa ăn không những được no mà phải có phần dư để dành cho những cặp có con đủ thức ăn mà mớm mồi suốt ngày cho con.

Xin lưu ý là tới bữa ăn, Bồ Câu tranh nhau ăn dữ dội chúng tranh nhau ăn đậu xanh trước, kế đó đến bắp, rồi gạo lứt, và lúa sau cùng.

Cách dồn trứng và dồn con:

Bồ Câu mỗi lứa đẻ được hai trứng, nhưng chưa hẳn là đã có cồ cả hai. Bốn ngày sau khi ấp, ta soi đèn thấy trứng nào chạy gân máu là trứng ấy có cồ, còn trứng nào trong trẻo là trứng không có cồ.

Những ổ nào có đủ hai trứng có cồ thì ta cứ để cho nó ấp và nuôi con. Ổ nào chỉ một trứng có cồ thì ta tìm một ổ khác có cùng trường hợp không may đó, và phải cùng ngày đẻ với nhau để gởi trứng. Có nghĩa là chỉ để một cặp ấp, còn cặp kia cho tạm nghỉ để chờ đẻ lứa sau. Chim nào bị “phá ổ” thì hai tuần sau đẻ lại.

Trong trường hợp không có ổ nào để dồn trứng thì đành để cho cặp chim ấy ấp một trứng, nuôi một con.

Tuyệt đối không được bắt một ổ nuôi ba con, vì nuôi nhiều con như vậy bố mẹ sẽ đút mồi không xuể, con sẽ ốm.

Đó là cách dồn trứng, còn cách dồn con cũng vậy.

Khi chim nở ra chỉ có một con, hoặc đủ hai con nhưng sau lại chết một con, thì ta tìm ổ nào có cùng hoàn cảnh “con một” như nó để dồn hai lại một. Ổ kia cho tạm nghỉ lấy sức, hai tuần sau lại đẻ tiếp. Việc dồn con nên thực hiện vào ban đêm mới có kết quả tốt.

Bệnh và cách phòng bệnh:

Cùng như các loại gia cầm khác, Bồ Câu cũng có nhiều bệnh, có điều là không bị dịch như gà vịt.

Bệnh ngoài da: Bệnh ngoài da của Bồ Câu do các loài ký sinh gây ra. Những loại ký sinh này cắn vào da, hút máu chim khiến cho Bồ Câu suy kiệt sức lực dần.

Những con bọ này thường ẩn mình trong các kẹt của ổ chim, trong kẽ ván của kệ, trong những chỗ nứt nẻ của bức tường… Thường thì chúng rất sợ ánh sáng, và chỉ chờ đêm tối mới tấn công chim.

Đó là nhừng con bọ ăn da Dermanysse, con rận Bồ Câu (pou du pigeon) loại sâu ghẻ Argas có ở gà vịt, hoặc loại bọ chét Tique. Những giống này đẻ trứng dọc theo lông chim, gây cho chim sự ngứa ngáy khó chịu.

Cách phòng ngừa tốt nhất là hằng ngày cho Bồ Câu tắm với nước pha muối để làm ung trứng rận mạt, và làm chết rận mạt. Ổ chim phải rửa sạch sẽ, rồi đem phơi nắng để diệt trùng. Nếu cần, xịt thuốc DDT vào nhừng nơi nghi ngờ có bọ mạt ẩn núp.

Thực ra thì Bồ Câu có rất nhiều bệnh, bệnh do vi khuẩn, vi trùng, bệnh lao hạch, bệnh đậu mùa. Nhưng thường ít khi mắc phải. Ta biết chú trọng đến việc vệ sinh chuồng trại, cho chim ăn uống no đủ thì không có gì đáng lo ngại.

Đế ngừa bệnh, còn có điều cần làm, là độ chừng vài năm, ta nên tổng vệ sinh chuồng trại một lần, bằng cách xịt thuốc DDT. Trong trường hợp này, ta phải nghĩ đến việc tạm dời chuồng trại sang một nơi khác trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp bất khả kháng, ta có thể vệ sinh qui mô từng thời gian cũng được.

Vệ sinh chuồng trại:

Như chúng tôi vừa trình bày, vệ sinh chuồng trại cho chuồng tập thể là điều quan trọng. Coi thường việc này coi là nắm chắc thất bại trong tay.

Phân Bồ Câu không hôi như phân gà vịt, những cũng gây sự khó chịu, nếu ta đề lâu ngày không quét dọn. Trung bình một tuần hai lần, ta vệ sinh chuồng trại một lần, bằng cách dùng cái bay thợ hồ cạo sạch nền chuồng, cạo sạch phân chim ở trên mặt kệ, rồi tổng quét dọn sạch sẽ trong tất cả mọi ngõ ngách của gian chuồng, sau đó đem ra ngoài đốt sạch.

Những con chim nào gầy ốm, những chim bệnh, ta nên bắt nuôi riêng.

Việc cho chim tắm nước pha muối là việc nên lo hằng ngày.

Nếu phát giác có chuột bọ xuất hiện, thì phải lo khử trùng cho bằng được vì không những chúng chỉ ăn  hao lương thực của chim mà còn phá hại trứng và cả chim con nữa.

Kiểm soát và theo dõi:

Ở đời, khi bắt tay vào việc làm ăn, ai cũng nghĩ phải đến điều lợi. Không ai dại gì bỏ của ra rồi cuối cùng chuốc lấy những thất bại ê chề về mình.

Nuôi một vài cặp chim ta cũng phải để tâm chăm sóc, theo dõi, huống chi nuôi đến cặp mà ta lại thờ ơ?

Mục đích của việc kiểm soát và theo dõi là để xử lý kịp thời những chim bị bệnh hoạn, loại bỏ những cặp sinh sản kém, đồng thời nắm vững được mức thu hoạch của từng tháng, từng quí, từng năm xem lời lỗ ra sao.

Kiểm soát và theo dõi thường xuyên chuồng trại là việc nên làm, vì có như vậy, ta mới nắm vững được tình trạng chung của chuồng trại.

Việc làm này tất nhiên có sổ sách hẳn hoi, không ai có thế dùng trí nhớ vốn có hạn của mình đế ghi nhận mọi chuyện được.

Bồ câu cảnh (kiểng)

Bồ Câu cảnh là Bồ Câu để nuôi làm cảnh, vì mỗi giống đều có những cái đẹp riêng của nó. Đại loại, có giống lớn con, có giống nhỏ con. Có giống có chóp, có xoáy. Có giống đuôi xòe… Ai thích giống gì thì nuôi giống ấy. Nuôi Bồ Câu cảnh rất có lợi vì đây là những giống quí hiếm, có giá trị trên thị trường, gấp nhiều lần chim thịt.

Giống lớn con:

Có nhiều người thích giống Bồ Câu lớn con (les grosses races), mỗi con cân nặng trên dưới một kg để nhìn cho sướng mắt. Loại Bồ Câu lớn này nhiều người gọi lầm là Bồ Câu Gà. Sự thực thì Bồ Câu Gà (Pigeon Poide) là một loại riêng biệt khác.

Bồ Câu lớn con thì có nhiều giống như chim Bagadais, nặng đến 900 gr ở con trống, 800 gr ở con mái; như giống như Cauchois, con trống cân nặng 800 gr, chim mái nặng 750 gr; giống Mondain chiều dài từ mỏ đến chót đuôi là 47 phân, cân nặng 700 gr. Mondain tuy ngắn đòn, nhưng nhờ có bộ ngực nở rộng, chân thấp nên cũng dềnh dàng… Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu vài con tiêu biểu cho loại lớn này.

Bồ Câu ROMAIN:

Còn gọi là Bồ Câu La Mã, là loại chim cảnh lớn vóc nhất, được nhiều người ưa thích nhất, và cũng cao giá nhất từ trước đến nay.

Romain là giống Bồ Câu được biết từ thuở rất xa xưa. Khởi thủy nó được nuôi ở Ý, sau thuần thục thủy thổ nước Pháp. Giống chim này rất dẹp, có cánh dài đến 70 phân, nhưng bay kém, do đó, chuồng nên đặt sát đất để chim vào ổ cho thuận tiện.

Tính chất thiết yếu của chim Romain là đầu to và mạnh, mỏ to hơi cong. Mắt lớn hơi lồi, con ngươi trắng như mắt cá nên trống lanh lợi. Mí mắt của chim màu đỏ, và trên mỏ có hai rìa thịt. Romain có cổ to nhưng ngắn, mình dài lưng, lưng rộng mà bằng phẳng, cặp cánh rất dài và rất dầy, chóp cánh gác nhẹ lên đuôi, nhưng không chéo vào nhau Lông đại vũ có chiều dài khoảng 4 phân. Đuôi Bồ Câu Romain có chiều dài khoảng 20 phân, và rộng cỡ 10 phân. Đuôi có 12 đến 16 lông, và thường ở vị trí cách mặt đất khoảng 10 phân.

Đôi chân chim thấp nhưng mạnh, giãn nhau xa, nên chim đứng có thê mới vững chác. Xương bàn chân cũng cứng cáp, vảy trơn tru, màu đổ. Ngón chân dài, mạnh, xòe ra đủ sức giữ thê đứng vững cho chim.

Bồ Câu Romain có 8 đến màu lông:

  • Chim có màu lông biếc là loại lớn con nhất, mà màu này cũng rất đẹp.
  • Chim lòng biếc lợt, có sọc đen.
  • Chim màu hung hung như lông sư tử, lông choàng bên ngoài màu kem, cánh và đuôi có sọc màu nâu bánh mật.
  • Chim màu vàng lợt (màu da nai), không lẫn lông xám chì hay màu khói.
  • Chim màu đỏ – lông đỏ tươi, không lẫn lông màu cặn rượu đen tối.
  • Chim màu đen huyền, ánh lên sắc kim loại xanh.
  • Chim màu xám đốm, có con lông trắng đốm đen, có con lông xám đốm đen. Loại này thường hiêm thây trên thị trường.
  • Chim màu trắng đơn thuần, không lẫn lộn một cái lông màu nào khác.

Một con chim trống Romain đúng tiêu chuẩn nặng đến 1,3 kg, và giang cánh rộng đến 1 thước 10 phân! Chiều dài tiêu chuẩn là 57 phân, tệ lắm cũng 45 phân.

Khi chọn Bồ Câu Romain đẹp mà nuôi, ta nên tránh những con có khuyết điểm sau đây:

  • Chim có tầm cánh dưới 90 phân, và trọng lượng dưới 800 gr mỗi con. Loại chim như vậy là chim đẹt, hoặc thoái hóa, đừng nuôi.
  • Chim có cặp cánh kéo sà mặt đất, khiến chim mất đẹp.
  • Đuôi chim lệch sang 1 bên hay nhỏng lên cao như đuôi gà mái.
  • Chim có bộ lông màu than, không ánh sắc. Đây là màu tối ám, vô duyên.
  • Chim có màu chuột xám. Bộ lông này cũng tôi ám. Theo các nhà điểu học nổi tiếng thì đây là giống chim lai giữa hai loại chim lông đỏ và lông đen.

Cũng xin nói thêm là chim Romain mỗi năm đẻ nhiều nhất là 6 lứa. Chim mẹ rất vụng về trong việc ấp trứng và nuôi con, nó thường đạp bể trứng và dẫm chết chim con. Vì vậy người ta phải nuôi chim vú đề nhờ ấp và nuôi con hộ. Chim vú phải là loại lớn con, và một ổ chỉ nuôi một con thì chim con mới to khỏe.

Bồ Câu MONTAUBAN:

Đây là giống Bồ Câu có thân hình to lớn, gần bằng chim Romain, chiều dài hai cánh cua nó đến 90 phân, và cân nặng 900 gr.

Đặc trưng của giông chim này là mình hình thuẫn, bộ lông hình con sò dựng sau gáy như chiếc mù đội đầu.

Montauban có bốn sắc lông : Trắng, đỏ, đen và nhiều màu lẫn lộn. Nhưng thường thì người ta thích nuôi những màu lông rặc như trắng hẳn, hay đỏ hẳn, đen hẳn. Còn chim có màu lông hỗn tạp thì bị chê. Bồ Câu Montauban có chiếc mỏ thanh hơn mỏ chim Romain, mình rộng, và phần thân sau dài hơn.

Bồ Câu Montauban có thân hình rất đẹp, nhưng ấp trứng lại rất dở. Khi nằm ấp, chim cũng thường đạp bể trứng, hoặc là ấp không đủ độ ấm nên chim con thường không đủ sức khẻ mỏ. Vì vậy người ta phải gởi trứng cho chim khác nuôi vú.

Đó là điều không ai lấy làm ngạc nhiên, vì tất cả những loại chim lớn con đều ấp và nuôi con dở hơn những loai chim nhỏ con hơn.

2) Giống bồ câu gà (Les Pigeons Poules):

Nhiều người thấy giống chim Bồ Câu nào lớn con, từ 500 gr trở lẻn thì gọi đó là Bồ Câu Gà. Sự thực thì Bồ Câu Gà là một giống riêng biệt, có hình dáng như một con gà mái.

Bồ Câu Gà cũng có nhiều giống, nhưng ở đây chúng tôi chỉ đơn cử bốn giống tiêu biểu:

Bồ Câu Gà GAZZI:

Bồ Câu này có gốc ở Ấn Độ, nhập cảng sang đất Ý từ thuở xa xưa. Dáng của Gazzi đi uyển chuyển duyên dáng, như có vẻ đi trên các đâu ngón chân. Giống này bay giỏi và nếu nuôi thả ở các vùng đồng quê thì chúng dư sức kiếm đủ mồi nuôi thân. Thoạt trông, ta thấy Bồ Câu Gà Gazzi có vẻ giản dị, mộc mạc, nhưng nuôi con rất giỏi. Chim lại có sắc lông rất đẹp: mình trắng, đầu, cánh, lông đầu cánh và đuôi có nhiều màu khác nhau. Con nào có nào co bộ lông trơn mịn, lông có sọc xuôi thì được nhiều người thích hơn.

Bồ Câu Gà SCHIETTI:

Giống Bồ Câu này cùng cùng gốc Ý như giống GRAZZI, được nuôi rất nhiều ở Pháp.

SCHIETTI có thân mình hơi nhỏ hơn Grazzi một chút. Toàn thân có màu lông: xanh biếc, màu đỏ, màu đen hay vàng.

Chim này đẻ sai, nuòi con giỏi, hai lứa đẻ chỉ cách nhau năm tuần. Thịt Schietti lại ngon, nuôi chim này rất có lợi.

Bồ Câu Gà FLORENTIN: Chim này nguyên thủy ở Florence (miền Trung nước Ý), lại gần gũi với giống Schietti và Gazzi, nhưng mạnh mẽ hơn hai giống kia. Đặc điểm của Bồ Câu Florentin là có cái đuôi vén lên cao 45 độ như đuôi gà mái. Màu phông căn bản của bộ lông là màu trắng, nhưng đầu và đuôi lại có nhiều màu khác nhau.

Bồ Câu Gà POULE MALTAIS: Nguồn gốc của nó lu mờ, nhưng theo chúng tôi phỏng đoán có lẽ là xuất phát từ hải đảo Malta (thuộc Địa Trung Hải). Loại Bồ Câu này từ trước đến nay được nuôi trong lồng vì bay dở, trong khi thân mình to và nặng. Nó ăn nhiều, đẻ sai và nuôi con giỏi. Nơi nuôi giống chim này nhiều nhất là ở Saxe (Đức) và nước Áo.

Bồ câu Poule Maltais vừa lớn con, vừa ngon thịt, nên người ta vừa nuôi làm cảnh, vừa nuôi ăn thịt. Đây là giống chim có thể nói là đại diện tiểu biểu cho Bồ Câu Gà, vì đuôi nó dựng thẳng như đuôi của gà mái, khi đi thì cổ ườn về phía sau, đầu lắc lư… giống hệt tướng đi đứng của con gà mái.

Bồ Câu Gà Poule Metais, lông cũng có nhiều màu: trắng, đen huyền, vàng đậm và có nhiều màu lẫn lộn.

Chuồng nuôi loại chim này phải đặt sát đất, vì chim mẹ bay dở, còn chim con thì chưa đủ lông cánh đã tập bay. Vì vậy nếu ta đặt chuồng ở cao thì chim con sẽ bị chết.

Giống chim lông xoắn (Les Cravatés)

Chim lông xoắn là chim cánh có nhiều chùm lông tròn như bông cúc, hoặc dài như một . bông nối liền nhau (hình thù cái cravate) mọc ở đầu, ở cổ, ở gáy, ở dưới lườn chim… Những chùm lông xoắn này góp sức tô điểm cho chim đẹp đẽ hơn lên, giá trị hơn lên. Đây cũng là loại chim cảnh đắt tiền, nuôi rất có lợi. Ở đây chúng tôi chỉ đơn cử một vài giống tiêu biểu :

Bồ Câu Cravaté Francais:

Bồ Câu này vóc dáng trung bình, thon và cao, mỏ ngắn.

Có nhiều loại: lông biếc có sọc đen, đỏ và màu vàng lợt như da hươu.

Bồ Câu Cravaté Chinois:

Loại Bồ Câu này cổ đeo một chùm lông xoắn to hơn các loại khác nên trông hấp dẫn lạ thường. Có con trên mình còn mọc thêm những chùm lông xoắn ở hai bên bắp đùi, ở dưới lườn bụng.

Bồ Câu Cravaté Italien:

Giống này có đuôi vén cao như giống Bồ Câu Gà Gazzi (giống nguyên Ấn, đã trình bày). Giống này được nhập từ vùng Tiểu Á vào Anh Quốc, sau phổ biến nhiều ở Pháp.

Cravaté Italien có rất nhiều màu lông: bạc ửng, xám tro, kem sữa, cà phê sữa, màu tro nhạt. Tùy theo màu lông mà mỗi thứ đều có tên gọi riêng ở Ý.

Bồ Câu Cravaté Tunisie :

Giống này chỉ nặng có 250 gr, mỏ thì ngắn làm trở ngại việc nuôi con. Chim có ba màu lông: xanh, màu đen và trắng.

Bồ Câu Satinette: cũng là loại Cravaté có lông phủ từ gối xuông phủ bàn chân. Mình mang nhiều màu sắc đẹp, gây sự chú ý cho người thưởng ngoạn như màu hơi náu, phớt xanh, phớt vàng, phớt bạc.

Giống chim có thịt thừa (Les Pigeons Caron- culés)

Giống chim này có mặt mũi gồ ghề dị hợm, với những cục thịt lồi sù sì quanh mặt, quanh mắt ở mũi. Chim này cũng có những loại rất lớn con như Bồ Câu Bagadais Allement, cân được 750 gr, Bồ Câu Le Grand Bagadais của Pháp cân nặng 900 gr…Ở đây chúng tôi xin đơn cử con LE DRAGON, mình gọi là Bồ Câu “Chạp”.

Bồ Câu Le Dragon có mỏ dài và thẳng. Nếu lông chim lông chim trắng thì có mắt đỏ và đen. Nó có vóc rộng ở phần vai, thon về phía bàn tọa, ngực nở rộng, lưng bằng phẳng, không có chỗ lõm khuyết, xương ngón chân trơn, không có lông, màu son đỏ.

Bồ Câu Le Dragon sinh sản rất giỏi, mỗi năm có thể được chín, mười lứa, nhưng hay kình chống nhau ở trong lồng.

Chim có những màu lông chính sau đây: màu đen nhánh (ửng xanh), màu xám, trắng bợt, đỏ và vàng.

Sự thực chim Bồ Câu cảnh còn rất nhiều như loại lông xoắn vỏ hàu (Les Coquilles), loại Bồ Câu Công (Les Pigeons Paons) trong đó có con “Queue de Paon”, có người gọi là Bồ Câu xòe Nhật…

Nuôi lồng hay nuôi tập thể

Nuôi chim cảnh thường thì người ta nuôi lồng. Với những người chơi chim tài tử thì mỗi nhà chỉ nuôi năm ba cặp với vài chủng loại, nên người ta nuôi chim trong lồng. Nhà nào đất rộng, thì họ làm chuồng rộng, bên trong để cây cảnh, núi giả sơn, hoặc tạo nên nhừng lạch nước nhân tạo để chim làm nơi tắm và uống.

Nuôi những loại chim to lớn như ROMAIN, MONDAIN, MONTAUBAN… thì phải làm chuồng rộng, tối thiểu cùng một thước rưỡi bề ngang, chiều sâu thước và cao cũng 8 tấc. Dĩ nhiên, lồng càng rộng càng giúp chim xoay trơ dễ dàng, và mình quan sát cũng tiện.

Tuy nhiên, nếu nuôi để sản xuất, ta vẫn có thể nuôi theo lối tập thể. Mỗi gian (xem lại phần NUÔI CHIM THỊT) nuôi chừng 50 cặp là vừa. Phương pháp nuôi tập thể chim cảnh cũng giống như nuôi tập thể chim thịt, có điều nên nhớ là giống nào nuôi riêng giống ấy, không nên nuôi những giống khác nhau chung một gian, để tránh sự lai giống.

Nhiều ngựời cho rằng chim Bồ Câu rất chung tình, điều đó hoàn toàn không đúng. Nếu nhốt tập thể, trống mái gì cũng ngoại tình hết cả. Trong khi chim mái áp thì chim trống đi gù mái khác mà phủ giống. Trong khi chim trống ấp, thì chim mái lại nằm xuống cho trống khác đạp.

Vì vậy, nếu nuôi tập thể, ta không sợ cánh trứng thiếu cổ, vì một con mái có thể chịu cồ đến năm bảy con trống.

Cũng cần nói thêm: ở Bồ Câu, chim trống cùng ấp như mái, và cùng chim mái đút mồi cho con. Thường thì mỗi ngày chim trống vào ấp từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều. Trong thời gian trống ấp thì mái xuống ổ đi ăn. Trong thời gian chim mái ấp thì chim trống đi ăn, và thỉnh thoảng lên ổ đút mồi cho con mái.

Nếu nuôi nhiều, ta sẽ thấy chim thay ca ấp cùng một giờ nhất định.

Điều cần nhớ

Nếu nuôi chim để sản xuất, tức nuôi số nhiều, dù là chim thịt hay chim cảnh, ta cũng phải trữ thức ăn ngay từ đầu mùa, như vậy việc chăn nuôi mới có nhiều lời. Nếu mua ngũ cốc ngay từ đầu vụ mùa, ta sẽ mua với giá hạ hơn là mua lúc giáp hạt. Chẳng hạn đến mùa đậu xanh thì ta mua trừ đậu xanh, mùa bắp ta trừ bắp…

– Với giống chim cảnh lớn, ta chỉ gởi một trứng cho một cặp chim vú ấp và nuôi con. Có như vậy, chim con sau này mới mập mạnh như chính cha mẹ nó nuôi nấng vậy. Dĩ nhiên, chim vú ta cũng nên chọn những giống lớn và thực sự nuôi con giỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *