Bệnh bạch cầu ở mèo và biện pháp phòng tránh 

Bệnh bạch cầu ở mèo là một trong những bệnh ở mèo mà các chủ nhân rất lo sợ bởi chúng có tốc độ truyền nhiễm, lây lan nhanh, đồng thời chúng cũng có tỷ lệ tử vong cao ở mèo. Do đó, hãy cùng tìm hiểu về bệnh bạch cầu ở mèo và biện pháp phòng tránh chúng trong bài dưới đây nhé.

Bệnh bạch cầu ở mèo là bệnh gì?

Bệnh bạch cầu ở mèo còn có tên gọi khác là bệnh viêm ruột truyền nhiễm hay bệnh máu trắng ở mèo, chủ yếu được gây ra bởi virus Feline Panleukopenia Virus (FPV). Loại virus này có khả năng kháng lại những chất sát trùng mạnh và sống được ở nhiệt độ 56°C trong vòng 30 phút, do đó rất khó để loại bỏ bằng các chất sát trùng. Vì vậy, bệnh này không thể tự chữa tại nhà.

Bệnh giảm bạch cầu này rất phổ biến ở mèo do chúng có khả năng truyền nhiễm và lây lan rất nhanh. Chúng có thể sinh sôi và phát triển trong cơ thể mèo chỉ sau 24 giờ nhiễm bệnh. Chỉ trong 2 ngày nhiễm bệnh, phần lớn các mô trong cơ thể mèo sẽ chứa một lượng lớn virus gây giảm hệ miễn dịch, suy giảm bạch cầu và phá hủy niêm mạc ruột.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh giảm bạch cầu ở những chú mèo

Bệnh bạch cầu lây lan rất nhanh giữa những con mèo

Những tác nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu 

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu thường do 3 yếu tố chính sau:

– Do cơ thể của mèo đã có virus bạch cầu, có thể do mèo mẹ mang thai bị sảy thai hoặc đẻ non khiến hệ bạch huyết và tủy của mèo con bị rối loạn. Nếu mèo con bị nhiễm virus sẽ tử vong chỉ trong vài ngày do tuyến ức và não tủy của mèo con sẽ bị virus phá hủy nhanh chóng. 

– Do mèo tiếp xúc gần với mèo mang mầm bệnh, có thể là liếm lông cho nhau, ăn chung thức ăn đều có thể nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu ở mèo. 

– Do môi trường xung quanh, có thể mèo đi đến những nơi có nhiều chất thải và phủ tạng mèo khiến virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và lây lan đến các con mèo xung quanh qua tiếp xúc.

Triệu chứng khi mèo mắc bệnh giảm bạch cầu

Triệu chứng bệnh bạch cầu ở mèo có rất nhiều và đa dạng, nhưng về cơ bản sẽ có những triệu chứng dễ nhận biết như:

– Mèo có tình trạng bỏ ăn hoặc không thể ăn, cơ thể mệt mỏi ủ rũ, lông cũng rụng nhiều.

– Mèo có tình trạng nôn khan hoặc nôn ra dịch màu vàng có bọt trắng.

– Bị tiêu chảy cấp, chảy nước dãi nhiều và có mùi hôi khó chịu.

– Mắt mèo kèm nhèm, lờ đờ, mũi và miệng có tình trạng thâm đen.

– Tiếng kêu của mèo trở nên khàn khàn và có thể bị mất tiếng.

– Nghiêm trọng hơn hệ thần kinh của mèo sẽ bị ảnh hưởng, biểu hiện qua việc đi loạng choạng, không giữ được thăng bằng, ngoài ra mèo còn có thể co giật động kinh.

Bạn nên tiêm phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu khi nào từ 8 đến 10 tuần tuổi

Bệnh giảm bạch cầu gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của mèo

Boss nên làm gì khi phát hiện mèo mắc bệnh giảm bạch cầu?

Khi phát hiện mèo có triệu chứng nhiễm bệnh, các chủ nhân đầu tiên hãy đưa ra cơ sở thú y ngay. Bệnh này không thể tự chữa tại nhà, đồng thời chúng có tốc độ phát triển rất nhanh nên càng phải nhanh chóng đưa ra thú y để bác sĩ có thể kịp thời chẩn đoán và chữa trị.

Virus Parvovirus có thể lây lan sang cá thể mèo khác qua tiếp xúc

Cần đưa mèo bị nhiễm bệnh đến cơ sở thú y để được chữa trị ngay

Ngoài ra, các bạn tạm thời đừng cho mèo ăn và tạo âm thanh mạnh đến mèo do hệ thần kinh của mèo đang bị ảnh hưởng bởi virus. Nếu như trong trường hợp không thể đưa mèo đến thú y ngay thì các bạn nên bổ sung nước, chất điện giải cho mèo trước. Các bạn có thể pha oresol cho mèo uống cách 2 tiếng 1 lần do khi mèo bị bệnh sẽ bị tiêu chảy và chảy dãi nhiều gây mất nước trầm trọng.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh bạch cầu ở mèo

Bệnh bạch cầu ở mèo là một căn bệnh truyền nhiễm rất nghiêm trọng và có thể tỷ lệ tử vong rất cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng ngừa bệnh bạch cầu cho mèo bằng cách tiêm vacxin khi mèo được 8 tuần tuổi. 

Thông thường, vacxin sẽ có hiệu lực miễn dịch trong khoảng từ 2 – 3 năm, nhưng tốt nhất hãy cho mèo tiêm phòng hàng năm để có thể nâng cao khả năng phòng ngừa bệnh. Tại chúng tôi có đội ngũ uy tín và có kinh nghiệm dày dặn, đảm bảo sẽ chẩn đoán và tiêm phòng chính xác để tăng khả năng phòng ngừa bệnh bạch cầu ở mèo.

Dịch vụ khách sạn thú cưng

Đội ngũ kinh nghiệm tại

Các chủ nhân cũng cần lưu nên tiêm phòng khi mèo có tình trạng khỏe mạnh, mèo sau khi khỏi bệnh sau hơn 2 tháng mới có thể tiêm phòng. Đặc biệt, các bạn nên cách ly mèo với mèo đi lang thang với những nơi có nguy cơ mầm bệnh. Trên đây là những thông tin về bệnh bạch cầu ở mèo và cách phòng ngừa. Nếu như mèo có triệu chứng nhiễm bệnh hãy đến ngay để bác sĩ có thể chẩn đoán và chữa trị kịp thời nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *