Chó Ngao Tây Tạng – Thông tin, đặc điểm, cách nuôi & giá bán

Chó Ngao Tây Tạng với tên tiếng anh đầy đủ là Tibetan Mastiff, những chú Ngao Tạng sở hữu thân hình dũng mãnh, đồ sộ và rất trung thành. Bên cạnh đó, Ngao Tây Tạng còn còn được xem là loài mãnh khuyển của Trung Quốc. Chó Ngao Tây Tạng được mọi người đánh giá rất cao về sức mạnh của chúng, chúng có thể đánh bại cả sư tử và hổ. Vậy nguồn gốc của chú chó này là gì? Tính cách của nó như thế nào. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé !

Lịch sử ra đời và nguồn gốc của chú chó NgaoTây Tạng

Lịch sử ra đời

Không một ai có thể biết rõ ràng mốc thời gian cụ thể mà chó Ngao Tây Tạng ra đời. Mọi người chỉ biết rằng chúng đã xuất hiện trong thời gian rất lâu nào. Các chuyên gia ước tính Ngao Tây Tạng ra đời khoảng 5000 đến 6000 năm trước tại những vùng cao nguyên của Tây Tạng – Trung Quốc. Ngao Tây Tạng với tính cách khá  hung dữ, với sức mạnh vượt trội đến mức có thể đánh bại được cả sư tử và hổ. Đặc biệt hơn, các chú chó này còn được rất nhiều fan hâm mộ yêu quý và xem như một linh vật huyền thoại biểu tượng cho một sức mạnh vĩ đại.
Giống Ngao Tây Tạng có nguồn gốc như thế nào ?
Giống Ngao Tây Tạng có nguồn gốc như thế nào ?
Đây là loài chó duy nhất chưa bị lai tạp với giống chó nào khác trên hành tinh này. Chúng vẫn giữ được nguồn gen nguyên thủy của mình, do đó, tính cách khá dữ tợn với thân hình đồ sộ vẫn còn được lưu truyền lại từ đời tổ tiên. Ở thời xa xưa, chú chó này được người cao nguyên Tây Tạng nuôi với mục đích là canh gác các loài gia súc. Bên cạnh đó, chú chó còn hãnh diện được giao nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống của người dân thoát khỏi những nguy hiểm đến từ những con thú như: hổ, sói, báo, sư tử. Từ 1500 năm trước, chó Ngao đã được người xưa phân thành 2 loại chính dưới đây:
  • Do – Khyi: giống chó này có kích thước vừa phải, không to lớn lắm nhưng tính cách thì cực kỳ hiếu chiến và hung hăng. Chúng sống chung với dân làng và thực hiện nhiệm vụ chính là bảo vệ gia súc và canh gác nhà của, cuộc sống của họ thoát khỏi thú dữ
  • Tsang – Khyi: Đây là một chú chó có kích thước to lớn và khổng lồ ( với khối lượng nặng nhất lên đến 110 kg). Tuy to lớn, nhưng tính cách của chúng lại hiền hơn người anh em còn lại nên chủ yếu được giao nhiệm vụ canh gác chùa, đền và bảo vệ những vị tu sĩ, vị sư hoặc những vị Lạt Ma ở đây.

Nguồn gốc xuất xứ

Chó Ngao Tây Tạng có nguồn gốc ra đời từ những vùng cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, thuộc dãy núi Himalaya với chiều cao 8000m so với mực nước biển. Đây là một loài chó được xem là tổ tiên của những chú Ngao mà chúng ta nuôi hiện nay. Tuy đã xuất hiện rất lâu từ những năm công nguyên, thế nhưng chú chó với kích thước khổng lồ này không được ai biết đến cho tới những năm 1800. Ngao Tây Tạng chính là món quà của chúa Hardinge – phó vương Ấn Độ gửi tặng cho nữ hoàng Anh, và cũng là lần được chúng được ra mắt với người dân Châu Âu. Tại thời điểm đó, người dân vô cùng bất ngờ và choáng ngợp bởi ngoại hình khổng lồ của loài chó này. Sức mạnh và thân hình của chúng vượt xa giống chó vĩ đại lúc bấy giờ ở Châu Âu đó là Great Dane Đến năm 1874, hoàng tử Edward đã nhập thêm loại chó này vào anh, bắt đầu cho một kỷ nguyên thịnh vượng của các chú chó Ngao Tây Tạng tại Châu Âu. Chỉ đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, các chú chó này gần như bị tuyệt chủng ở Châu Âu. Mãi tới năm 1976, những chú Ngao Tây Tạng mới thật sự trở lại và trở nên phổ biến hơn. Bên cạnh đó, độ nổi tiếng của các còn được lan rộng ra những nước khác như Anh, Pháp,… Hiện nay, sức hút và độ nổi tiếng của loài chó này là không thể bàn cãi. Bởi thậm chí, người hâm mộ chú chó này có thể bỏ ra một số tiền vài tỷ đồng để có thể rước em nó về. Tuy nhiên, với sự phổ biến và giá thành đắt đỏ, các chú chó dần bị lai tạp và mang tính thương mại hóa. Do đó, để tìm thấy được một chú chó Ngao thực sự thuần chủng, bạn chỉ có thể thấy ở những đền chùa nơi những vùng cao nguyên Tây Tạng xa xôi mà thôi.
Bé Ngao nhà ta nổi tiếng đã từ rất lâu
Ngao Tây Tạng nhà ta nổi tiếng đã từ rất lâu

Đặc điểm hình dáng chó Ngao Tây Tạng

Chiều cao, cân nặng

Các chú Ngao được mệnh danh là một loài mãnh khuyển khổng lồ, nổi tiếng là loài chó cao và nặng nhất thế giới. Kỷ lục được ghi nhận của một bé chó lên đến 1 mét 2 và nặng tới 110 kg. Tuy nhiên, với một chú chó Ngao Tây Tạng khi bước vào giai đoạn trưởng thành, kích cỡ phổ biến của chúng nằm ở khoảng dưới đây
  • Chiều cao: 70 đến 80cm được tính từ chân đến bả vai
  • Cân nặng từ 60 đến 90 kg
Thân hình Giống Ngao Tây Tạng có đặc điểm ngoại hình là cân đối và mạnh mẽ. Những bộ phận như vai, ngực, đùi phát triển vô cùng săn chắc, được ẩn mình dưới lớp lông xù. Những chú Ngao với kích thước khổng lồ rất phổ biến khi được nuôi ở những vùng cao nguyên có nhiệt độ thấp, lạnh giá. Do đó, với những nơi có khí hậu nóng đặc trưng như ở Việt Nam, chúng  không có điều kiện để phát triển và đạt được thân hình khổng lồ như tổ tiên của nó. Những chú chó này sở hữu cho mình bốn chân to lớn, được so sánh như 4 bàn trụ vững chắc và cắm thẳng xuống đất. Nếu chúng không muốn di chuyển, bạn không thể nào ép được dù có làm mọi cách. Tuy nhiên, một khi chú đã chạy, với tốc độ tối đa, nó có thể vượt qua cả chó sói. Do đó, với những đặc điểm nổi trội của mình, những nhà thám hiểm phương Tây đã dành tặng một câu cho loài chó này là: “to hơn chó sói, mạnh hơn hổ báo và nhanh hơn hươu nai”. Ngao Tây Tạng có chiếc đuôi dài và to, khi đứng yên, chiếc đuôi này thường buông thõng. Trong khi chúng di chuyển thì đuôi lại cong ngược về phía lưng. Bên cạnh đó, các chú còn có lông đuôi bông xù nhưng lại rất mềm và mượt.

Phần đầu

Giống Ngao Tây Tạng sở hữu cho mình một khuôn mặt xệ với cái đầu lớn với tính cách vô cùng ương bướng và lạnh lùng. Phần mõm của chúng dài và vuông vức với một chiếc miệng rộng. Bên cạnh đó, chúng còn có một hàm răng sắc bén kết hợp với một lực cắn lớn, có thể giết chết bất kỳ một loài động vật nào chỉ với một nhát cắn chí mạng. Vết thương do nhát căn gây ra sẽ rất rộng và sâu, khiến động vật bị cắn sẽ mất máu dần và chết.
Răng bé Ngao rất nhọn với vết cắn sâu
Răng của Ngao rất nhọn với vết cắn sâu
Mắt của chúng có đặc điểm là hơi nhỏ, sắc bén và có phần hơi nhếch một chút. Màu sắc phổ biến của mắt thường là màu nâu – đen hoặc đơn thuần là màu đen. Chúng có đôi tai dài, to, rủ xuống ở hai bên má. Nhìn chung, khi bình thường, gương mặt của Ngao Tây Tạng vẫn toát lên một vẻ dễ thương, đáng yêu. Tuy nhiên, vào lúc chúng tức giận, gầm gừ, nhe răng, chúng không khác gì một con mãnh thú hung bạo

Bộ lông

Chó Ngao Tây Tạng có một đặc điểm nổi bật trên cơ thể đó chính là bộ lông. Bộ lông của chú Ngao nhà ta có độ bông xù, được ví như một chiếc áo giáp giúp cho chúng có thể tránh khỏi những tổn thương bên trong. Lông của chó Ngao Tây Tạng rất dày, gồm có 2 lớp và bao phủ toàn bộ thân hình to lớn của mình. Lớp lông bên trong có đặc điểm là mềm, ngắn và có cấu tạo hệt như lông cừu. Trong khi đó, lớp lông bên ngoài lại cứng và dài hơn, với độ bông xù khá nhiều. Chính bộ lông này đã khoác lên cho Ngao Tây Tạng một chiếc áo chống lại thời tiết khắc nghiệt, lạnh giá khi chúng sinh sống ở những vùng cao nguyên của dãy Himalaya. Màu lông của chúng không được đa dạng lắm. Thường phổ biến và tập trung ở những màu cơ bản như: nâu, đen, vàng, nâu đỏ, cam, đen – vàng, đen – nâu. Đặc biệt, cổ chúng có phần lông dài, dày và bông xù hơn nhiều so với lông ở phần thân. Điều này đã tạo nên một kết cấu hệt như chiếc bờm của sư tử, cực kỳ dũng mãnh và oai phong. Trên đây là những thông tin về đặc điểm ngoại hình giúp bạn có thể phân biệt được một chú chó Ngao chuẩn. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó để các bạn có thể rước một em với đầy đủ tiêu chuẩn như vậy về nhà. Do đó, khi bạn đến với dịch vụ của .vn chúng tôi sẽ chọn cho bạn những chú Ngao xinh đẹp với một mức giá phù hợp nhất.

Đặc điểm tính cách của chó Ngao Tây Tạng

Giống chó trung thành

Tuy mang trong mình một tính cách hung hăng, dữ tợn nhưng các chú lại có một lòng trung thành tuyệt đối với chủ của mình. Loại chó này, chỉ tôn thờ duy nhất một người chủ, cũng chính là người đã nuôi nấng và dạy dỗ chúng từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Thậm chí chúng sẵn lòng lao vào chiến đấu, bỏ cả tính mạng để giải cứu chủ của mình mỗi khi họ gặp nguy hiểm. Đó là tại sao, những người du mục lại nuôi loại chó này với mục đích là bảo vệ chủ nhân trước những con thú dữ khác Với tính cách trung thành, Ngao Tây Tạng nhất quyết chỉ nghe theo lời chủ nhân của chúng. Do đó, chúng luôn cảnh giác với mọi người, ai cũng có thể trở thành mục tiêu để chúng tấn công. Vì vậy, bạn không nên nhận nuôi một chú Ngao đã bước vào giai đoạn trưởng thành, bởi chúng có thể là mối đe dọa với người nhà và người xung quanh của bạn.
Ngao nhất quyết chỉ nghe theo lời chủ nhân của chúng
Ngao nhất quyết chỉ nghe theo lời chủ nhân của chúng

Giống chó có phần khá hung dữ và nguy hiểm

Các cục vàng Ngao còn được fan hâm mộ của mình đặt một biệt danh siêu ngầu đó là chúa tể của thảo nguyên. Với bản năng dữ tợn và một tốc độ khủng khiếp của mình, chúng hoàn toàn có thể sánh ngang với vua của muôn thú như sư tử, hổ báo. Đặc biệt, Ngao còn là một trong những giống chó nằm trong top 10 những giống chó có mức độ nguy hiểm cao nhất hành tinh. Do đó, khi nuôi chúng bạn cần thật cẩn trọng. Đã từng xảy ra một trường hợp, chú chó Ngao đã đánh nhau và cắn 37 con sói đến chết để bảo vệ tính mạng cho đàn gia súc của chủ mình. Sở hữu tính cách khá hung dữ cùng với sức mạnh kinh khủng chính là một mối nguy hiểm với những ai không biết cách huấn luyện bài bản cho chúng. Trong trường hợp bị rọ mõm, Ngao Tây Tạng vẫn có thể sử dụng móng vuốt cùng thân hình to lớn của mình để gây nguy hiểm đến mọi người. Thực tế, đã có vụ chết người do Ngao Tây Tạng gây ra, trong đó có một vụ xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, những con số này vẫn chưa đủ để răn đe, vì con người vẫn tiếp tục lựa chọn giống chó này để nuôi chỉ với mục đích chứng minh độ ngầu và độ giàu có của mình. Do đó, họ không có một cách huấn luyện hiệu quả và gây nên những nguy hiểm chết người.

Giống chó ương bướng nhưng rất cảnh giác

Các chú Ngao mang trong mình bản năng hoang dã cực kỳ cao. Do đó, chúng thường rất bướng bỉnh và khó dạy, chỉ muốn làm theo ý của mình. Để huấn luyện Ngao Tây Tạng thật hiệu quả, tốt nhất là bạn nên dành nhiều thời gian, kiên nhẫn và chịu đựng thật nhiều với chúng. Bên cạnh đó, khi chưa thực sự quản lý được các chú Ngao, bạn tuyệt đối không nên cho chúng đến những nơi đông người, công cộng. Chó Ngao còn có tính cảnh giác rất cao, thậm chí là thái quá. Chúng có thể cảnh giác với mọi người trung quanh chỉ trừ chủ của mình. Đặc biệt là vào ban đêm, khi nghe bất kỳ tiếng động nào, dù là nhỏ, chúng cũng có thể sủa rất nhiều và dai dẳng. Nếu bạn nuôi Ngao cùng với những loài chó khác, thì rất dễ xảy ra những cuộc đấu tranh với mục đích tranh giành lãnh thổ. Vì các chú Ngao nhà ta không hề thích một cuộc sống đông đúc, bầy đàn.
Bé Ngao rất bướng bỉnh và không chịu nghe lời
Ngao Tây Tạng rất bướng bỉnh và không chịu nghe lời
Nếu chủ huấn luyện và nuôi dạy các chú Ngao ngay từ nhỏ, chúng vẫn có thể sống hòa thuận và thân thiện, vui vẻ bên con người. Tuy nhiên, chúng vẫn trang bị cho mình một tính cảnh giác cao, do đó bạn nên cảnh giác chúng, vì chúng có thể là những mối đe dọa không ngờ trước. Chế độ dinh dưỡng của chó Ngao Tây Tạng Để giống Ngao được phát triển đúng kích thước của chúng, thì bạn nên cung cấp cho chúng một chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, với những chất như vitamin, protein, chất khoáng, canxi và một số dưỡng chất cần thiết. Trong bài viết này, .com sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho chú Ngao này.

Thức ăn cho chó Ngao Tây Tạng qua từng giai đoạn

Đối với chó từ 2 đến 4 tháng tuổi

Với các chú chó con, các bạn chỉ nên cho chúng ăn cơm trộn với thịt nạc xay nhỏ. Bên cạnh đó, thức ăn khô cũng là một phương pháp hợp lý. Mỗi ngày nên cho chúng ăn 3 bữa và mỗi bữa phải cách đều nhau

Đối với chó từ 4 đến 8 tháng tuổi

Vào giai đoạn này,Chó Ngao Tây Tạng cần được bổ sung nhiều protein để đảm bảo cho quá trình phát triển của cơ thể bằng những thực phẩm sau đây: thịt lợn nạc, thịt bò, cổ gà, nội tạng động vật. Bên cạnh đó, rau củ, trứng gà, thức ăn khô cũng nên bổ sung xen kẽ để có được những dưỡng chất khác. Người nuôi nên lưu ý giảm nhỏ bữa ăn xuống còn 2 bữa cho một ngày. Và tăng khối lượng thức ăn lên để cung cấp đủ năng lượng cho chúng hoạt động và phát triển. Ở tuổi này, bạn có thể tập cho cơ hàm của chúng được phát triển bằng cách bổ sung các loại xương như: xương ống lợn, xương chân bò,…giàu thành phần canxi. Nên lưu ý rằng những loại xương nhỏ và vụn như xương vịt, xương gà thì không nên cho chúng ăn để tránh bị mắc họng
Cục vàng 4 đến 8 tháng tuổi nên được bổ sung nhiều protein
Cục vàng 4 đến 8 tháng tuổi nên được bổ sung nhiều protein

Đối với chó 8 đến 12 tháng tuổi

Khi đạt được 4 đến 8 tháng tuổi, bạn nên cung cấp nhiều loại thịt dai vào khẩu phần ăn của chúng như thịt cừu, thịt bò, thịt dê,… kết hợp với việc gặm xương ống hàng ngày. Nội tạng, cổ gà, thịt hay xương đều cho chúng ăn theo khối lượng. Bên cạnh đó, bạn nên cho bé ăn thêm trứng vịt lộn hoặc trứng gà sống mỗi ngày từ 2 đến 3 quả. Bên cạnh đó, có thể cho Ngao ăn một bữa chính và một bữa phụ mỗi ngày. Trong đó, bữa chính yêu cầu phải cung cấp đủ lượng canxi và đạm. Bữa phụ có thể cho bé ăn cổ vịt, cổ gà, rau hoặc trứng,…

Đối với chó trên 1 tuổi

Khi các chú Ngao đã đạt được 1 tuổi, bạn cần đảm bảo cho chúng ăn đủ khối lượng 1kg thức ăn mỗi ngày. Ví dụ: mỗi ngày nên bổ sung cho chúng 400 đến 500 gram thịt lợn hoặc thịt bò, nửa cân xương, 7 đến 10 trứng hột vịt lợn. Bên cạnh đó, cần bổ xung thêm chất xơ bằng thức ăn khô với số lượng từ 2 đến 4 bát, rau củ quả để giúp hoạt động tiêu hóa của chúng tốt hơn. Khối lượng thức ăn của chúng phải được tăng dần theo cân nặng.

Một số lưu ý khi cho chó Ngao Tây Tạng ăn

Không nên cho các chú Ngao ăn ngay sau khi vừa hoạt động, tập luyện xong. Bữa ăn nên bắt đầu sau 1 đến 2 tiếng khi các bé được nghỉ ngơi đầy đủ. Sau khi ăn xong, cũng nên cách 1 đến 2 tiếng để chúng có thể tập luyện, hoạt động trở lại Không nên thái nhỏ thức ăn cho chó Ngao đã đạt 6 tháng tuổi. Bạn nên cho chúng ăn theo mảng lớn, theo khối để kích thích việc cắn xe, nhai của chúng. Giúp cơ và hàm răng có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Khi chúng bước vào giai đoạn trưởng thành, bạn có thể cho chúng ăn đồ sống hoặc đồ tái chính. Không nên nấu thức ăn quá chín, vì điều này có thể làm giảm một lượng đạm nhất định ở thịt bò. Đừng bổ sung chất béo trong thức ăn cho các Ngao như thịt mỡ hay những loại cá tanh, vì hệ tiêu hóa của chúng không phù hợp. Bạn cũng nên chó chúng tiêu thụ số lượng ít hải sản như mực, tôm, cua,… Các bạn nên cho Ngao ăn theo giờ giấc quy định. Tuyệt đối không để sẵn đồ ăn cho chúng ăn trong một ngày. Bên cạnh đó, đừng cho Ngao Tây Tạng ăn khi chúng đang quá đói hoặc quá no
Những lưu ý khi cho Ngao Tây Tạng ăn
Những lưu ý khi cho Ngao Tây Tạng ăn
Bạn phải để sẵn nước uống cho chúng, mỗi ngày thay nước 3 lần. Nhất là vào mùa hè nắng nóng, bạn nên cho bé uống nhiều nước. Sau mỗi bữa ăn, chủ của Ngao nên vệ sinh thật sạch sẽ khay nước và bát ăn. Chỗ ăn, chỗ uống của chúng nên đặt ở những nơi sạch sẽ và khô ráo, tránh để vi khuẩn xâm nhập.

Huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

Huấn luyện nghe lời

Ngao Tây Tạng được biết đến là một giống chó có kích thước khổng lồ và tính cách khá hung dữ với bản năng hoang dã cao. Do đó, không phải bất kỳ ai cũng có khả năng huấn luyện được chú Ngao, bởi chúng cực kỳ bướng bỉnh và khó dạy. Vì vậy, bạn nên nuôi dạy và huấn luyện các chú Ngao Tây Tạng ngay từ khi còn nhỏ, để lúc trưởng thành có thể quản lý và kiểm soát dễ dàng hơn. Thời điểm tuyệt vời để huấn luyện Ngao đó chính là lúc chúng được 2 đến 4 tháng tuổi. Ngay lúc này, việc đầu tiên mà chủ cần làm là giúp chúng phân biệt đâu là chủ, đâu là tớ để có cách ứng xử đúng mực nhất. Bên cạnh đó, bạn nên tạo cho chúng một mối quan hệ hòa đồng, thân thiết với những người trong gia đình và những động vật cùng chung sống Ngoài ra, những mệnh lệnh cơ bản mà bạn cần huấn luyện cho chú bao gồm: “ngồi, đứng, bắt tay,…” để chúng có thể biết và thực hiện theo mệnh lệnh bạn đưa ra. Hãy tập cho chúng phản xạ có điều kiện khi được chủ ra lệnh. Các chú cún Ngao nhà ta tuy bướng bỉnh nhưng lại vô cùng thông minh, chúng có thể tiếp thu được bài học chỉ trong thời gian ngắn. Việc huấn luyện chó ngao tây tạng thành công giúp bạn có thể quản lý, kiểm soát được loài chó với đặc tính hung hăng này. Nếu có cách dạy, huấn luyện bài bản, đúng cách, bé chó nhà ta sẽ được xã hội hóa và hội nhập rất tốt với cộng đồng. Chúng sẽ trở nên hòa đồng, thân thiện với con người và những vật nuôi cùng chung sống trong một gia đình
Nên huấn luyện bài bản ngay từ nhỏ cho các bé
Nên huấn luyện bài bản ngay từ nhỏ cho Ngao Tây Tạng

Huấn luyện các bài tập thể lực

Đối với những chú chó Ngao dưới 3 tháng tuổi thì bạn không nên cho chúng tập luyện quá sức, bởi đây là nguyên nhân làm cho hệ xương và cơ của chúng bị dãn nơ. Dẫn đến việc cơ thể không thể phát triển bình thường khi chúng bước vào giai đoạn dậy thì. Khi các cục vàng đủ 4 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho chúng làm quen với những bài tập nhẹ như: nhảy cao, chạy bộ, bắt bóng. Bên cạnh đó, bạn nên cho chúng tập luyện mỗi ngày từ 20 đến 30 phút và tăng dần độ khó của bài tập theo độ tuổi phát triển Khi chúng đạt được 1 tuổi, bạn có thể cho chúng tập những bài tập thể lực tốt cho hệ xương và cơ như:
  • Chạy bền: cho các Ngao chạy theo xe máy một quãng từ 5km đến 6 km mỗi ngày
  • Kéo lốp xe: đối với gã khổng lồ có thân hình to lớn này thì chủ nhân có thể gội 4 đến 6 lốp cho chúng kéo
  • Đi bơi: có thể tập bơi cho các bé Ngao tại các sông, hồ xung quanh nơi mà bạn ở
  • Nhảy cao: Treo thịt bò lên cao, điều này sẽ giúp kích thích các bé Ngao Tây Tạng nhảy lên để dành được thức ăn. Bài tập này giúp chúng phát triển cơ đùi của 2 chân sau
  • Tập tạ: buộc những quả tạ có khối lượng vừa phải và bắt Ngao phải duy chuyển. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển mà sẽ có khối lượng tạ khác nhau.

Những lưu ý khi huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

Giai đoạn đầu của huấn luyện, bạn nên dùng rọ mõm và dây xích dài để có thể kiểm soát được Ngao, tránh trường hợp chúng trở thành mối nguy hiểm cho mọi người xung quanh. Sau khi đã dạy cho chúng những bài tập thể lực, bạn nên lưu ý bổ sung cho bé đầy đủ nước và chất đạm để chúng có thể lấy lại sức nhanh nhất Trong khi huấn luyện chó cảnh chó ngao tây tạng, các bạn tuyệt đối không được chửi mắng hay đánh đập chúng. Bởi hành động này có thể làm chúng tức giận, nổi điên và lao vào cắn bạn. Nếu Ngao nghe lời và thực hiện tốt bài tập, bạn nên khen ngợi bằng những hành động như vuốt ve, khen thưởng. Điều này có thể tạo sự hưng phấn, hứng thú, tạo động lực cho chúng làm tốt hơn vào những lần sau.
Những lưu ý khi huấn luyện bé Ngao
Những lưu ý khi huấn luyện bé Ngao
Các chú chó cảnh Ngao Tây Tạng rất bướng bỉnh và không chịu nghe lời. Do đó, trong quá trình huấn luyện, đòi hỏi bạn phải thật bình tĩnh, kiên nhẫn thì mới có thể thành công

Cách chăm sóc chó Ngao Tây Tạng

Căn nhà, tổ ấm phù hợp nhất cho những chú Ngao nhà ta vẫn là những vùng thảo nguyên rộng lớn, nơi đồng cỏ xanh mướt, thích hợp cho chúng nghịch ngợm và nô đùa. Tất nhiên, điều này không thể xảy ra khi chúng ta nuôi bé ở Việt Nam. Các chú Ngao có thể sống cùng gia đình của bạn, tuy nhiên ít nhất chúng phải được chơi đùa ở những khu vườn rộng, có hàng rào chắc chắn. Với ngoại hình to lớn của mình thì một chiếc sân bé cũng không phù hợp tí nào cả. Giống Ngao Tây Tạng thích nghi không tốt với thời tiết nóng bức ở Việt Nam. Do đó, khi nhiệt độ lên cao hơn 35 độ C, nhất là vào những ngày hè, bạn nên cho cục cưng ở trong nhà hoặc chơi đùa ở những nơi có bóng râm để tránh tình trạng Ngao bị sốc nhiệt. Hoặc có thể cho chúng ở phòng điều hòa nếu chúng quá nóng.

Vệ sinh và chăm sóc lông cho chó Ngao Tây Tạng

Với chiếc áo lông siêu dày của mình, thật không phù hợp cho các chú Ngao khi sống ở Việt Nam, hoặc những nơi có khí hậu tương tự. Do đó, chủ nên chú ý cắt tỉa lông cho chó thường xuyên để giúp cơ thể hạ nhiệt độ vào những ngày nắng nóng. Bên cạnh đó, nếu muốn bé trở nên xinh đẹp hơn với những kiểu tóc ngầu lòi, xinh xắn, bạn có thể đem Ngao đến các spa chăm sóc thú cưng Các bạn có thể mất khá nhiều thời gian để có thể chăm sóc chiếc áo dày của  Ngao. Để chiếc áo này luôn mượt mà, óng ả mà không bị rối, đòi hỏi việc chải chuốt rất thường xuyên, một đến hai lần mỗi ngày. Chủ nhân có thể sử dụng những loại lượng chuyên dụng, có răng thưa để chải lông cho chúng. Bên cạnh đó, những loại sữa tắm có công dụng làm mượt lông cũng là một giải pháp tốt. Với kích thước khá vĩ đại cùng với bộ lông dày của mình, việc tắm cho Ngao rất mất công sức và thời gian của bạn. Tuy nhiên để giữ vệ sinh cho bé, hạn chế vi khuẩn, nấm mốc phát triển thì mỗi tháng chúng cần được tắm ít nhất một lần. Những lúc lông bị bẩn, bạn có thể dùng khăn ướt để lau sạch mà không cần phải tắm cho bé. Lông của Ngao khi ẩm ướt chính là môi trường thuận lợi nhất để nấm và vi khuẩn đáng ghét xâm nhập và gây nên những căn bệnh về da cho chúng. Do đó, sau mỗi lần tắm, bạn nên sấy thật khô lông của chúng. Phơi nắng vào buổi chiều hoặc buổi sáng cũng có tác dụng làm cho lông khô thoáng và chắc khỏe hơn. Nếu muốn bộ lông của Ngao Tây Tạng óng mượt hơn, chủ nhân có thể bổ sung cho Ngao nhiều trứng hột vịt lộn.
Nên vệ sinh lông của bé Ngao thường xuyên
Nên vệ sinh lông của bé Ngao thường xuyên
Để ngăn ngừa, phòng tránh những căn bệnh do ký sinh trùng gây ra, bạn nên dành nhiều thời gian để kiểm tra và làm vệ sinh Ngao Tây Tạng ở những ngóc ngách trên cơ thể như: nách chân, kẽ ngón chân, mắt, lỗ mũi, răng miệng,… Bệnh hay gặp ở chó Ngao Tây Tạng Giống Ngao Tây Tạng sở hữu cho mình một ngoại hình, đồ sộ nên mọi người thường nghĩ các chú chó này có sức khỏe tốt và luôn sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều này không phải là đúng, vì chúng rất dễ mắc phải những căn bệnh như sau:
  • Bệnh loạn sản xương khuỷu: đây là một căn bệnh không xảy ra chỉ ở Ngao mà còn ở những giống chó có kích thước to lớn khác. Bệnh này có thể có nguyên nhân từ di truyền hoặc thiết canxi. Bên cạnh đó, khi chúng tập những bài tập nặng, không an toàn rất dễ dẫn đến tình trạng khuỷu trước bị lỏng lẻo khớp xương. Dẫn đến việc khớp bị lệch, các bé đi lại khập khiễng
  • Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm: các bé Ngao baby khi mới chào đời mà không được chủ giữ ấm đúng cách thì rất dễ gặp phải căn bệnh đáng ghét này. Những triệu chứng ở bệnh này là: mắt có gỉ và ửng đỏ, ho kéo dài, mũi khô. Nếu bạn không phát hiện sớm và kịp thời chữa trị cho chúng, căn bệnh này sẽ trở thành mãn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe của Ngao sau này.
  • Bệnh ruột: Nếu bạn không tẩy giun định kỳ cho Ngao, niêm mạc ruột sẽ bị tổn thương và xuất hiệu do sự hình thành của giun móc. Do đó, khi phát hiện Ngao có những triệu chứng bất thường, bạn nên đưa cục vàng đến bác sĩ để kịp thời chữa trị.

Sức khỏe sinh sản của chó Ngao Tây Tạng

Các bé Ngao nhà ta có giai đoạn dậy thì khá trễ. Bé cái phải đạt được 3 đến 4 tuổi mới có thể phát triển toàn diện và đủ tuổi sinh sản. Còn các Ngao đực thì lại chậm hơn, phải đủ 4 đến 5 tuổi mới có thể thực hiện giao phối. Chủ tuyệt đối không nên cho chúng sinh sản khá sớm, bởi có thể xảy ra tình trạng sinh non. Các bé con chào đời rất dễ bị ốm yếu và dị tật.

Chó Ngao Tây Tạng giá bao nhiêu ?

Do tính cách khá hung dữ và bản năng hoang dã còn nhiều, nên ở Việt Nam, chú chó Ngao không được ưa chuộng lắm. Thêm một điều nữa là giá thành của giống Ngao Tây Tạng khá cao, chi phí chăm nuôi cho chúng cũng không phải thấp, do đó không phải ai cũng có đủ điều kiện để mua. Có một trường hợp, một chú chó Ngao thuần chủng được nhập khẩu từ vùng cao nguyên Tây Tạng về Việt Nam, có giá lên đến 3 tỷ đồng.

Mua bán chó Ngao Tây Tạng uy tín toàn quốc

Tuy các chú chó Ngao luôn được khuyến cáo về mức độ nguy hiểm với tính cách có phần hơi hung dữ của mình. Những hiện nay, nhu cầu mua cục vàng nhà ta chưa bao giờ giảm nhiệt. Riêng ở Việt Nam, bạn cũng có thể mua chó Ngao thuần chủng ở những chó ở cách lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập trang web .com để rước được bé Ngao về với một mức giá ưu đãi nhất. .vn tin rằng, bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về chó Ngao Tây Tạng oai phong, hùng dũng này. Sau khi đọc xong bài viết, đội ngũ .vn mong rằng bạn có thể dành nhiều thời gian chăm sóc và vui chơi với chúng. Hãy đảm bảo cho chúng có một cuộc sống thật khỏe mạnh và dạy chúng đúng cách để Ngao có thể trở thành một người bạn thân thiết của con người Đừng quên truy cập .com và gửi đến cho chúng tôi những câu hỏi mà bạn thắc mắc nhé. sẽ giúp bạn có được sự hỗ trợ kịp thời và nhiệt tình nhất! Blogger, Cảm ơn bạn! Chúc bạn có một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ bên chú chó Ngao Tây Tạng của mình nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *