Tật xấu của chim sơn ca và cách sửa

Cái gọi là tật xâu của chim chóc nói chung và Son Ca nói riêng là do… quan niệm thẩm mỹ của con người mà có. Chim chóc qua mọi hành vi cử chỉ của nó, nó đâu phân biệt đâu là cái tốt để phô trương, hoặc cái xấu để che giấu hoặc tìm cách sửa đổi!

Chẳng hạn tính ưa “lộn mèo” của chim Chích Chòe Than, hay tính ưa tắm cóng của Khướu, cách sàng cầu của Họa Mi… theo quan niệm của người đời là những tật xấu. Những chim có tật này dù có giọng hót hay cũng bị giảm giá, thậm chí có người còn không muốn nuôi!

Nuôi chim hót, đáng lý chú ý đến giọng hót hay là chính.

Chim nào hót hay nên giữ lại mà nuôi, chim nào hót dở thì nên loại ra, nuôi tiếp chỉ tốt công, tốt của. Thế nhưng hót hay không thôi chưa đuợc người đời đánh giá là chim xuất sắc, nó cần phải có những điệu bộ tốt kèm theo…

Do đó, lựa cho được chú chim xuất sắc toàn diện theo đúng quan niệm của giới nghệ nhân chơi chim nhà nghề thì quả là chuyện khó…

Trong các kỳ thi chim hót của Sơn Ca, Họa Mi, Chích Chòe, Vành Khuyên… tiếng là thi hót, nhưng đâu phải. Ban giám khảo chỉ châm điểm mỗi một giọng hót của chim thôi đâu mà còn châm điểm phần vóc dáng và điệu bộ của chim ra sao nữa! Vì vậy, một con chim hót thật là hoàn hảo, sáng giá là phải hót hay, ngoại hình đẹp và điệu bộ thật tốt.

Chim Sơn Ca nêu đem đi dự thi hót cũng phải hội đủ những điểu kiện khe khắt đó mới mong đoạt giải được.

Tật xấu đáng chê nhất của chim Sơn Ca là khi hót không chịu lên dù. Hót mà không lên dù là khi hót chỉ đứng dưới sàn hoặc là chạy quanh lồng mà hót. Đây được coi là tật xấu của chím cũng phải, vì lẽ Sơn Ca vốn là giống chim có thói quen chỉ bay bổng lên không rrung mới cất tiếng hót bấy giờ lại “biếng lười” đến độ chỉ đứng ở dưới thấp mà hót như vậy là chuyện…

Tệ lắm, không bav bổng lên cao được thì khi hót chim cùng biết lên dù mà hót mới gọi là… đúng điệu của Sơn Ca. Dù ở đây tượng trưng cho một mô đất thấp ở ngoài đồng. Con chim khi hót mà đứng trên dù mà hót thì người ta mới thấy được vóc dáng và mọi điệu bộ của nó ra sao để khen hay chê. Chim chỉ đứng dưới bố lồng mà hót thi quá lắm người ta chỉ thấy được mỗi phần đầu của nó mà thôi, vì đã bị vách thành của bô lồng che khuất.

Hót hay và siêng hót trên dù cũng chưa được đánh giá cao, nếu Sơn Ca không biết múa đuôi, múa cánh khi hót. Hót kết hợp với múa đã tạo ra một hình ảnh sinh động gây cho người mộ điệu một sự thích thú vô cùng, và tất nhiên con chim cảnh quí này được đánh giá cao. Nhưng, không phải Sơn Ca nào cũng có khả năng vừa hót vừa múa liên tục cả. Có nhiều Sơn Ca hót một lúc mới múa, cũng có con múa… tùy hứng mà thôi nghĩa là khi múa khi không, khi vầy khi khác.

Những chim Sơn Ca được đánh giá là xuất sắc khi nó biểu diễn được cách vừa bay lên cao vừa cất tiếng hót trong lông, như cách hót của dòng giống nó ở ngoài thiên nhiên cao rộng vậy.

Ở ngoài thiên nhiên, khi hót, chim Sơn Ca có thói quen phải tung mình bay lên thật cao thước, rồi vừa bay vừa nhả ra từng . âm thanh trầm bông, véo von tiếp nối từng tràng, từng tràng kéo dài đến vài mươi phút mới chấm dứt.

Do giống chim nầy có thói quen (hay tập tính) vừa bay cao vừa cất tiếng hót như vậy, nên người ía mới chê lồng nuôi Sơn Ca có chiều cao quá khổ, so với lông nuôi các giống chim hót rừng khác. Nóc lồng càng cao, khi hót chim mói chịu bay cao…

Nuôi trong lông, khi căng lửa, chim đứng trên dù rồi vừa cất tiếng hót vừa tung mình lên cao, với chiểu thẳng đứng gần đên nóc lồng… Nó cứ vừa nhả nhạc vừa châp chới bay lên bay xuống như vậy nhiều Jần cho đến khi ngưng hót mới thôi!

Chim mà biết cách biểu diễn vừa bay vừa hót như vậy mới là thần tình, dù người khó tính đến đâu cũng không dựa vào đâu mà chê bai được! Phải nói là được nghe đến độ say mê giọng hót của chim như thu hút cả hổn vía khiến người ngồi xem chim biểu diễn phải mê mẫn…

Chim Sơn Ca biết cách vừa bay vừa hót như vậy là chim quí hiếm, nếu có bán cũng với giá thật cao, có thể đến bốn năm triệu đồng…

Nuôi Sơn Ca, ai cũng muôn lựa cho được một con chim có điệu bộ thật tốt mà nuôi cho đáng với công của bỏ ra, ít ra cũng là chim khi hót biêt đứng trên dù. Điều này thì để tập. Trước hết là tập với dù có chiều cao thật thâp, khoảng bốn nam phân là vừa. Và mặt dù cần phải rộng, tạo ra một mặt phẳng lớn cho chim con (vốn nhát) đứng lên cho vững vàng.

Trước hết, ta bôi lên mặt dù một lóp hô mỏng rôi răc cat ỵ       lên       cho dính. Khi hồ khô là cát đã dính khăn vào dù. Thinh thoảng đặt lên giữa dù một vài con cào cào để dụ chim con lên đó mà ăn.

Thường thì chim tỏ ra bỡ ngỡ khi đứng trên dù những ngày đầu, nhưng sau đó chúng quen dần và còn nhận thấyđứng cao như vậy mới thú.

Chim con càng lớn thì chiều cao của dù cần phải đôn dần lên, và mặt dù không cần phải “tẩm” cát như khi còn tập luyện nữa, và tất nhiên cũng không cần phải rắc cào cào lên mặt dù như trước đây từng làm nữa.

Chim đã quen đứng trên dù, thì sau nầy biết hót nó cũng giữ thói quen đó mãi.

Việc tập luyện nầy chỉ đem lại thành công mỹ mãn khi ta biết kiên nhẫn trong một thời gian đài, có trường hợp phải mâ’t vài ba tháng hoặc cả năm mới được! Để tập cho chim có một thói quen mới thì người tập phải chịu khó lặp đi lặp lại một dộng tác rất nhiều lần cho đến khi con vật thuộc nằm lòng mới thôi.

Gặp một con Sơn Ca vừa ý, ta có thể “kết bạn” với nó suốt một thời gian dài, năm mười năm là chuyện thường vì đời sống của Sơn Ca có thể thọ đến vài mươi năm. Nuôi chim vừa vất vả vừa tốn kém, cho nên cần phải chọn chim tốt mà nuôi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *