Top 3 các bệnh thường gặp ở chó : cách chữa trị và phòng chống

Nuôi dạy một chú cún là một quá trình dài. Việc các em cún của bạn bị mắc bệnh là không thể tránh khỏi. Sau đây, hãy cùng .vn tham khảo về các bệnh thường gặp ở chó để có được những kiến thức căn bản cần thiết nhé !

Bệnh Care ở chó cưng

Bệnh Care là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với cún cưng, đặc biệt là với các em cún nhỏ. Bệnh Care còn được gọi là bệnh sài sốt, có tốc độ lây lan rất nhanh. Sau khi khỏi bệnh vẫn có thể để lại di chứng.

 
Care là một trong các bệnh thường gặp ở chó và vô cùng nguy hiểm
Care là một trong các bệnh thường gặp ở chó và vô cùng nguy hiểm
 

Vì vậy để phát hiện và chữa trị kịp thời, bạn cần chú ý đến các triệu chứng nếu chó bị bệnh này.

– Các triệu chứng

  • Đa phần các chú chó mắc bệnh ở thế cấp tính thường có các triệu chứng như: sốt cao từ 39 đến 42 độ, mắt bị sưng lớn, chảy nước mắt liên tục, mắt đóng ghèn, niêm mạc bị viêm.
  • Việc hô hấp trở nên khó khăn, thở khò khè, nặng nề.
  • Nôn mửa liên tục, niêm mạc nhầy, đi ngoài ra máu.
  • Cún bị run rẩy, đi lại không vững, lên cơn co giật, chảy nước dãi.
  • Trên các vùng da (mặt, bụng, nách, bẹn) xuất hiện nhiều nốt mụn mủ.
 
Trên các vùng da xuất hiện nhiều nốt mụn mủ
Trên các vùng da xuất hiện nhiều nốt mụn mủ
 
  • Các cún con từ 2 đến 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh và có nguy cơ tử vong cao. Cún trưởng thành từ 1 năm tuổi trở lên ít mắc bệnh hơn.

– Điều trị bệnh Care

Bệnh Care là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Vì vậy tuyệt đối không nên tự điều trị cho chó bị bệnh ở nhà nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường hãy mang cún ngay đến thú y. Đặc biệt là phải đảm bảo việc cách ly để tránh lây lan sang vật nuôi khác.

Để điều trị kịp thời, nên bổ sung nước và các chất điện giải đã mất bằng cách truyền dịch Glucose 5%. Tăng cường sức đề kháng của boss cũng như đề phòng nhiễm trùng kế phát. Có một số loại kháng sinh trị nhiễm trùng kế phát như: Vime-Tobra, Spectylo, Lincocin 10%,…

– Cách phòng bệnh cho chó

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là đi tiêm phòng. Tùy thuộc vào khả năng kinh tế của người nuôi mà lựa chọn loại vaccine tiêm phòng phù hợp.

Đảm bảo điều kiện và môi trường sống của cún yêu sạch sẽ và thoải mái. Chăm sóc chu đáo sẽ làm tăng sức đề kháng của cún.

Bệnh ho cũi chó

Một trong các bệnh của chó phổ biến là bệnh ho cũi chó. Ho cũi chó là một thuật ngữ y học được sử dụng chung cho các bệnh liên quan đến hô hấp ở cún.

Bệnh này không nguy hiểm như bệnh Care. Tuy nhiên nó lại vô cùng phổ biến và có tốc độ lây lan mạnh mẽ. Hầu hết các chú chó đều sẽ mắc bệnh này ít nhất một lần trong đời. Những bé cún dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

 

 

– Dấu hiệu của bệnh ho cũi chó

  • Cún có những cơn ho đột ngột, độ nghiêm trọng thay đổi theo tiến triển của bệnh. Có thể từ những cơn ho dai dẳng không thành tiếng thành ho khan, khô và khạc.
  • Tuy nhiên ho có thể bị nhầm lẫn với trưởng hợp cún bị hóc dị vật. Vì vậy nếu có thể nên tiến hành kiểm tra xem chó của bạn bị hóc hay thực sự bị ho khan.
  • Cún bị sút cân nhanh chóng. Cún bị tiêu chảy, có khi nôn ra dịch vàng cục.
  • Các bé bị chảy nước mũi và có dịch xanh. Có xu hướng liếm mũi và nuốt dịch mũi. Khi nước mũi chảy quá nhiều sẽ hắt xì.
  • Khi bệnh còn nhẹ thì không có biểu hiện ra ngoài rõ ràng, cún vẫn sẽ hoạt động như bình thường.
  • Một số trường hợp bệnh trở nặng sẽ dẫn đến sốt cao, hô hấp khó khăn, trụy tim. Nếu cún không được tiêm phòng từ đầu, sẽ rất khó để tự bình phục.

– Phương pháp chữa bệnh

Những chú cún có sức đề kháng cao và mắc bệnh nhẹ thì có thể tự khỏi bệnh được. Tốt nhất là đem cún đến bệnh. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng ho của các bé. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết cún có cần điều trị hay không.

Hàng ngày phải theo dõi diễn biến sức khỏe của cún. Nếu được chăm sóc và điều trị cẩn thận thì bé sẽ hồi phục trong khoảng 3 tuần.

Trong trường hợp cần thiết mới cho các em chó uống thuốc kháng sinh. Nếu phải uống, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định.

Cho cún xông hơi nước có thể giúp giảm ho. Đóng kín nhà tắm và xả nước nóng trong vài phút. Để cún ngồi trong đó từ 5-10 phút. Xông hơi giúp hóa lỏng dịch nhầy trong ngực cún. Cách này cũng khá hữu ích, bạn có thể áp dụng mỗi ngày nếu thấy cần thiết. Đặc biệt cần phải trông chừng, không được phép để cún một mình trong lúc xông hơi.

Cho chó bị bệnh nghỉ ngơi một thời gian. Không để em tham gia vào các hoạt động có cường độ vận động cao. Không nên dắt cún đi dạo vào thời gian này. Thứ nhất sẽ lây bệnh cho chú cún khác. Thứ hai đi lại và điều kiện thời tiết khiến hô hấp khó khăn hơn, bệnh ho sẽ trở nặng hơn.

 
Cho cún nghỉ ngơi một thời gian và không vận động mạnh
Cho cún nghỉ ngơi một thời gian và không vận động mạnh
 

Cổ họng cún dễ bị kích ứng vì ho quá nhiều. Bạn có thể pha 1 thìa mật ong với 1 thìa nước cốt chanh với nước ấm. Có thể áp dụng 1 tiếng 1 lần. Cho mật ong và chanh vào đồ ăn bình thường cũng có tác dụng tích cực.

Cách thức phòng ngừa bệnh ho cũi chó

  • Tiêm vaccine phòng bệnh cũng là phương pháp đúng đắn nhất để tránh các bệnh thường gặp ở chó nói chung và ho cũi chó nói riêng. Tiêm parainfluenza 6 tháng 1 lần cho cún.
 
Tiêm vaccine là phương pháp phòng bệnh tốt nhất
Tiêm vaccine là phương pháp phòng bệnh tốt nhất
 
  • Chế độ ăn uống hợp lí. Nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh.
  • Hạn chế tiếp xúc với các động vật khác.
  • Tìm hiểu kĩ càng về giống chó mình đang nuôi. Có một số giống chó có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Bệnh ghẻ Demodex

Trong các bệnh thường gặp ở chó, không thể không nhắc đến bệnh ghẻ Demodex, hay còn có tên là bệnh xà mâu. Bệnh do vi khuẩn Demodex Canis hội sinh trên da của thú cưng. Có thể truyền từ mẹ sang con trong 2-3 ngày đầu bú sữa.

Nếu không được phát hiện kịp thời, cún của bạn sẽ chết. Ban đầu là nhiễm trùng da, sau đó dẫn đến nhiễm trùng máu.

– Triệu chứng cơ bản

Bệnh được chia thành hai loại là ghẻ Demodex khu trú và ghẻ Demodex toàn thân. Bệnh này có thể không gây ngứa. Tuy vậy với ghẻ toàn thân và ghẻ ở bàn chân có thể gây ra đau đớn tột độ.

  • Bệnh ghẻ khu trú có vùng tổn thương nhỏ. Vùng rụng lông nhỏ và ít, có giới hạn, khoảng từ 5 đến nhiều nhất là 12 điểm. Thường gặp nhiều ở chó con, điều trị dễ dàng.
  • Bệnh ghẻ toàn thân có vùng tổn thương khá lớn và có nhiễm khuẩn thứ phát. Toàn bộ cơ thể vật nuôi đều bị rụng lông, da đóng vảy, chảy dịch. Do bị nhiễm khuẩn thứ phát nên bị sốt và nhiễm trùng huyết, biểu hiện đờ đẫn, chậm chạp. Cả cún đã trưởng thành và cún còn nhỏ đều có thể bị nhiễm bệnh. Các chú chó lớn ít bị nhiễm hơn. Nhưng nếu bị nhiễm thì chữa bệnh lại khó khăn hơn.
Các bài viết khác được đề xuất : >> Giá bán chó Corgi cập nhật mới nhất 2019 >> Giải mã giấc mơ thấy chó và ý nghĩa tâm linh có thể bạn chưa biết

– Chữa bệnh ghẻ Demodex

Muốn điều trị bệnh này yêu cầu chủ nhân phải vô cùng kiên nhẫn. Việc trị liệu có thể kéo dài rất lâu, từ 5 đến 6 tháng.

Tiến trình điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng cá thể. Chú chó cần được kiểm tra ghẻ mỗi tháng. Mỗi lần kiểm tra đều cạo da và đếm số lượng ghẻ, ấu trùng,… Chú ý nếu số lượng mỗi lần kiểm tra không giảm thì hãy thay đổi liệu pháp chữa trị.

Dùng thuốc đều đặn do bác sĩ cung cấp. Phối hợp với bác sĩ để bệnh tình mong chóng thuyên giảm.

Đối với khu trú, khoảng 90% các ca bệnh đều có thể tự phục hồi. Còn với bệnh nặng hơn cần phải sử dụng thuốc lâu dài để kiểm soát.

 
Đảm bảo nơi ở của các bé sạch sẽ và vệ sinh
Đảm bảo nơi ở của các bé sạch sẽ và vệ sinh
 

– Phương pháp phòng ngừa

Không nên lai giống với chó bị bệnh ghẻ mãn tính toàn thân. Nếu phối giống có thể cho ra đàn con bị bệnh do di truyền lại. Kiểm tra chó mẹ khi đang mang thai.

Giữ không gian sống, chuồng trại, nơi đi vệ sinh, nơi chơi đùa sạch sẽ. Tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh. Lựa chọn sữa tắm phù hợp với cún yêu.

Tiêm phòng các mũi như Advocate, Catosal,… Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lựa chọn phù hợp nhất.

Trong bài viết này, .vn đã tổng hợp một số thông tin quan trọng về các bệnh thường gặp ở chó.

Chuyên mục các bài viết liên quan cùng chủ đề : >> Nguyên nhân chó ỉa ra máu và cách xử lý kịp thời, an toàn với căn bệnh Parvo >> Triệt sản chó cái – Quá trình và cách chăm sóc sau khi phẫu thuật

Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc các bé yêu! Mọi khó khăn hãy liên hệ ngay tại các địa chỉ bệnh viện thú cưng Vet sau đây:

    • Địa chỉ: 860 Đường Bạch Đằng,  Chỉ
    • Địa chỉ: 63/14 Lê Văn Sỹ, 13, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh. Chỉ
    • Địa chỉ: Số 2 Hoàng Ngọc Phách, Ba Đình, Hà Nội Chỉ
Nguồn bài viết : Top 3 các bệnh thường gặp ở chó

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *