Chó bị hạ bàn

Chó bị hạ bàn không hẳn là điều gì khó hiểu đối với những người nuôi thú cưng nữa. Khi cún mắc chứng này sẽ đi lại khó khăn cũng như vẻ bề ngoài và giá trị của cún. Chính vì thế, cần phải có kiến thức chính xác về hạ bàn để giảm thiểu những trường hợp xấu nhất. Sau đây .vn xin được chia sẻ đến các bạn tất cả những vấn đề liên quan đến việc cho bị hạ bàn bao gồm: khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa, cách phòng chống… Cụ thể ra sao, mời các bạn cùng đón đọc.

Chó bị hạ bàn không phải là hiện tượng hiếm gặp đối với những người nuôi thú cưng
Chó bị hạ bàn không phải là hiện tượng hiếm gặp đối với những người nuôi thú cưng

Chó bị hạ bàn là như thế nào?

Một chú chó bình thường sẽ đứng bằng đệm bên dưới bàn chân. Song khi chó bị hạ bàn thì hai chân trước hoặc hai chân sau bị gập hẳn xuống. Có một số bị nặng hơn thì khi đứng, cả phần cổ chân của chúng bị gập xuống mặt đất.

– Nguyên nhân mắc chứng hạ bàn

Nguyên nhân chính thường là vấn đề xương khớp, khi các chú cún đang ở độ tuổi phát triển. Có thể là do chế độ ăn uống, không được ăn đủ bữa, đủ chất, đồ ăn kém chất lượng,… Mặt khác cũng có thể do chủ lạm dụng đồ ăn, cho ăn nhiều đồ béo. Như vậy dẫn đến mất cân bằng về chất, đặc biệt là thiếu chất khoáng và canxi, làm giảm khả năng phát triển của xương.

Một lý do khác là các bé được cho ăn nhiều nhưng không vận động nhiều hay chỉ hoạt động xung quanh một chỗ. Do chủ chăm sóc quá cẩn thận hoặc không có nhiều thời gian nên cún bị xích một chỗ hoặc bị nhốt quá lâu trong chuồng. Các bé vì vậy không thể chạy nhảy nhiều, gân cốt không được hoạt động thường xuyên.

 
Những chú chó lười vận động dễ mắc chứng hạ bàn
Những chú chó lười vận động dễ mắc chứng hạ bàn

Hoặc là bởi khi đưa bé ra ngoài nhưng che chắn quá kĩ càng khiến bé không tiếp cận ánh sáng tự nhiên để hấp thụ các chất cần thiết. Chỉ dắt cún đi dạo vào buổi tối cũng không có nhiều tác dụng trong việc chống lại chứng hạ bàn.

Cũng có thể vì chủ chọn giống nuôi không hợp lí. Không gian ở quá nhỏ nhưng lại chọn giống chó lớn quá mức so với điều kiện cho phép.

– Một vài nguyên nhân khác

Chó bị hạ bàn dẫn đến đi đứng rất khó khăn, cũng có thể do một vài nguyên nhân sau gây nên:

  • Nhiễm khuẩn: dấu hiệu đầu tiên là cún bị sốt cao, lên đến hơn 40 độ. Đi ngoài hơi lỏng, ho không ngừng nghỉ và nôn. Cơ thể run rẩy, cả người co lại và bỏ bữa.
  • Không đủ Riboflavin: ảnh hưởng khá lớn đến các bộ phận như: gan, ruột, mắt và da. Bạn có thể điều chỉnh lại cho các bé bằng cách mỗi ngày đều cung cấp khoảng 0,11mg/kg Riboflavin cho cún ( nếu cần có thể cung cấp nhiều hơn ).
  • Thiếu vitamin B1: thức ăn không đủ dưỡng chất, không đảm bảo được chất lượng. Nếu để lâu sẽ khiến cún cưng của bạn sụt cân nghiêm trọng, bị táo bón, yếu ớt, mệt mỏi. Dễ bị chuột rút dẫn đến chó bị đau chân, chân yếu không đứng vững.
  • Khoáng chất bị thiếu hụt: xương không được cứng cáp, dẫn đến các căn bệnh về xương. Cấu trúc xương bị biến dạng, bị còi xương.
Các bé có thể bị sốt cao lên đến 42 độ
Các bé có thể bị sốt cao lên đến 42 độ
  • Chó bị tụt canxi: luôn trong trạng thái khó chịu, di chuyển lảo đảo, chân chó không vững, chó bị run chân. Thân nhiệt tăng cao bất thường, lên đến được 42 độ. Nếu bị nặng có thể dẫn đến chó bị liệt 2 chân sau hoặc cả 2 chân trước, hôn mê, kêu, sủa. Lúc đó bạn cần tiêm hoặc cho các bé uống thêm canxi để tránh bị co giật.
  • Bị bệnh Barlow: các em sẽ bị què, sau đó bị liệt. Thêm vào đó xương hàm và xương dài sẽ bị xoắn vặn. Cơ thể bị nhiều vết sưng và nhiệt độ lên xuống thất thường.

Những dấu hiệu chó bị hạ bàn

Chó bị đau chân sau, đi lại không vững, lảo đảo, dễ ngã, không cân bằng, chân ngày càng dí sát xuống mặt đất. Hai chân trước hoặc hai chân sau của bé bị gập hẳn xuống, đi lết quết chạm đất hoặc hai chân sau bị vòng kiềng va vào nhau. Khi ấy người nuôi cần biết là có khả năng cao cún cưng của bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị liệt, thậm chí là hạ bàn. Bé bị thiếu canxi nặng nề.

Các bé mắc chứng này có thể là do từng bị tai nạn hoặc xương bị lão hóa. Xương bên trong bị nứt nên mới dẫn đến những khó khăn này.

Phần bị thương có thể nhìn thấy được điểm khác thường, khi chạm vào bé sẽ rất đau, có thể phản ứng mạnh như cắn và sủa lớn. Lúc di chuyển bé thường dồn trọng tâm vào một hướng nhất định.

Chỗ chó bị gãy chân sẽ xuất hiện bọng nước, lâu ngày sẽ bị xuất huyết. Khi sờ vào chỗ đó có thể cảm nhận được phần xương đó đã bị gập.

Phương pháp chữa bệnh khi chó bị hạ bàn

Có nhiều bạn nghĩ rằng nên sẽ không thể chữa được khi chó bị hạ bàn. Tuy nhiên điều này không đúng, cún của bạn vẫn có thể được chữa khỏi. Các bác sĩ cũng đã khuyến cáo một số cách để chữa trị cho cún cưng.

Hạ bàn có thể được chữa khỏi dứt điểm nhưng điều quan trọng là chủ nhân cần có sự kiên nhẫn. Khi phát hiện thú cưng bị hạ bàn các bạn cũng không nên quá lo lắng. Căn bệnh này có thể chữa được, tuy nhiên sẽ hơi lâu một chút, khoảng từ 2 đến 6 tháng. Thời gian chữa trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của cún khi mắc phải. Dù vậy chứng này cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của chú chó nhiều. Nên chủ nhân nên bình tĩnh tìm cách chữa trị cho bé.

Những chú cún từ 2 đến 7 tháng tuổi có khả năng chữa được khá cao. Đối với các loại chó to hơn 1 năm tuổi thì việc này cũng trở nên khó khăn hơn nhiều. Bạn có thể tham khảo các cách thức sau đây:

  • Kết hợp hài hòa chế độ rèn luyện sức khỏe cho cún với chế độ dinh dưỡng hợp lí.
  • Bổ sung các chất cần thiết (chất khoáng, canxi, vitamin,…) bằng cách sử dụng thuốc viên, thuốc uống, đi tiêm.
  • Thay đổi khẩu phần ăn cho hợp lí. Bổ sung thêm canxi qua các món ăn như phô-mai hay canh xương hầm, sữa chua, cá,…
  • Dẫn cún tập chạy nhảy trên các nền đất sần sùi, không bằng phẳng càng tốt.
  • Tích cực dẫn cún đi tắm nắng vào buổi sáng, vào khoảng từ 5 rưỡi đến 7 giờ sáng. Đó là khoảng thời gian có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là vitamin D rất cần thiết cho xương của cún.
Tích cực dẫn các bé đi tắm nắng vào sáng sớm để hấp thụ các dưỡng chất cần thiết
Tích cực dẫn các bé đi tắm nắng vào sáng sớm để hấp thụ các dưỡng chất cần thiết
  • Tránh nhốt các em trong chuồng, trong lồng hoặc bị xích quá lâu. Cũng tránh bắt các em hoạt động quá mạnh trong thời gian dài.
  • Thường xuyên massage để máu lưu thông dễ dàng hơn, xoa dịu những chỗ đau trên cơ thể em.
  • Kiếm một chú chó ngang cân nặng với bé cún của bạn để hai đứa chơi với nhau hài hòa hơn.
  • Lưu ý có thể bổ sung canxi bằng canxi của bà bầu. Mỗi ngày 1 ống vào buổi sáng trước khi đi tắm nắng.

Các thuốc bổ sung canxi cũng thường có canxi D3 kèm theo trong thành phần. Vì vậy bạn không cần phải bổ sung thêm vitamin D bên ngoài. Lúc mua cần lưu ý xem xét kĩ lưỡng.

Cách phòng ngừa bệnh hạ bàn cho chó

Dựa vào cách nguyên nhân và cách điều trị thì bạn cũng phần nào có thể biết được phải phòng ngừa cho các em cún như thế nào.

Vì không hoạt động nhiều nên mới dễ bị hạ bàn. Thế nên bạn cần tích cực thường xuyên cho các em hoạt động và tập thể dục mỗi ngày. Rèn luyện sức khỏe, sức bền như chạy xe đạp ở tốc độ chậm. Không nên để đến lúc bị rồi mới lo lắng đến vấn đề này. Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh.

Đảm bảo các bữa ăn luôn đầy đủ chất dinh dưỡng. Thay đổi món ăn thường xuyên để tránh nhàm chán.

Luôn bổ sung các khoáng chất cần thiết. Mua các loại canxi cho cún như Calcium  Phosphorus,…

Sử dụng Calcium Phosphorus để bổ sung canxi cho cún yêu
Sử dụng Calcium Phosphorus để bổ sung canxi cho cún yêu

Cho đi tắm nắng thường xuyên. Cho cún của mình kết bạn với nhiều các bé khác để tránh tình trạng bé ủ rũ một mình buồn chán. Bên cạnh đó bạn cũng nên chơi đùa với các bé cún của mình để nó vừa được vận động, vừa có thể cảm thấy vui vẻ.

Để phòng tránh hiện tượng chó bị hạ bàn thì người nguôi cần chú ý quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng các bé yêu thật kĩ lưỡng. .vn mong rằng thú cưng của các bạn sẽ luôn mạnh khỏe và vui vẻ! Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *