Cách tiêm cho chó | Kinh nghiệm từ

Nếu biết cách tiêm cho chó thì chúng ta hoàn toàn có thể chủ động tiêm vacxin cho các em cún cưng ấy tại nhà. Việc này sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chỉ cần bạn làm theo đúng các bước trong quy trình thì việc tiêm cho chó hoàn toàn nằm trong tầm tay. Chỉ lưu ý khi tiêm vacxin cho chó thì bạn phải đảm bảo chú chó của mình hiện tại đang có sức khỏe tốt và không mắc bệnh gì. Các loại vacxin cũng phải được vận chuyển và bảo quản đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho chú chó.

Các bước chuẩn bị tiêm cho chó

Các bước chuẩn bị tiêm cho chó
Các bước chuẩn bị tiêm cho chó

Để chú chó được tiêm một cách an toàn và hiệu quả thì chúng ta không thể bỏ qua các bước chuẩn bị trong quá trình tiêm cho chó. Bạn hãy kiểm tra kỹ càng các khâu, dụng cụ tiêm, thuốc tiêm cũng như sức khỏe của chú chó nhà mình.

Đưa chó đi khám

Đưa chó đi gặp
Đưa chó đi gặp

Một lưu ý cực quan trọng trước khi tiêm vacxin chính là chú chó phải có sức khỏe tốt. Vào thời điểm tiêm không mắc bệnh gì. Tiêm vacxin thực chất chính là tiêm virus đã được làm yếu hoặc làm chết và cơ thể chú chó để cơ thể hình thành các kháng thể chống lại virus đó. Đến khi chú chó nhiễm loại virus đã được tiêm thì cơ thể đã có sẵn bức màn kháng thể sẵn sàng chống lại virus gây bệnh. Đó chính là cơ chế của việc tiêm vacxin. Nếu chú chó của bạn bị ốm trong khi tiêm vacxin thì cơ thể khó chống lại được các virus, ngay cả khi loại virus này đã bị làm yếu. Điều đó dẫn đến chú chó không mắc bệnh mà lại bị bệnh.

Vì vậy, trước khi tiêm vacxin cho chó, để đảm bảo chắc chắn, bạn hãy đưa chú chó của mình đến gặp để được khám tổng quát. Các kết quả mà bác sĩ đưa ra sẽ quyết định xem chú chó của bạn có đủ điều kiện để tiêm hay không. Nếu chú chó của bạn có hệ miễn dịch bị suy yếu thì thì việc tiêm vacxin sẽ rất nguy hiểm cho chó.

Nhận biết các phản ứng với vacxin

Nhận biết các phản ứng với vacxin
Nhận biết các phản ứng với vacxin

Thông thường những chú cún được tiêm vacxin đều rất an toàn. Chỉ có một trường hợp nhỏ xảy ra các phản ứng với vacxin. Tuy con số này ít nhưng cũng tuyệt đối không thể chủ quan. Vì biết đâu, trường hợp đó lại rơi vào chú chó của bạn. Chó bị phản ứng với vacxin sẽ có những triệu chứng như chỗ tiêm bị viêm sưng, sốt nhẹ. bị yếu hoặc chán ăn. Có thể thêm các triệu chứng ho, hắt hơi. Trường hợp nghiêm trọng nhất là bị sốc phản vệ. Nếu không được cứu chữa kịp thời thì tính mạng của chú chó sẽ gặp nguy hiểm.

Nếu bạn thấy chó của mình bị khó thở hay tim đập chậm, có dấu hiệu tụt huyết áp thì hãy nhanh chóng đưa các em ấy đến cơ sở y tế thú y gần nhất để được các bác sĩ cứu chữa kịp thời. Chú chó của bạn khi bị sốc phản vệ sẽ buồn ngủ thất thường, cơ thể suy nhược nhanh, bước đi chao đảo. Cuối cùng là chú chó ngất xỉu chỉ trong 20-30 phút sau đó.

Để hạn chế các phản ứng khi tiêm vacxin thì hầu hết các mũi tiêm chỉ được thực hiện tiêm dưới da. Điều này cũng làm giảm bớt đau cho chú chó. Nếu chó của bạn đã từng bị mắc các phản ứng khi tiêm vacxin, cho dù là những phản ứng nhỏ nhất thì cũng không được chủ quan. Trong trường hợp này, bạn hãy đưa chú chó đến tiêm phòng ở cơ sở y tế thú y. Không nên tự ý tiêm tại nhà để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc.

Có hiểu biết cơ bản về tiêm vacxin

Có hiểu biết cơ bản về vacxin
Có hiểu biết cơ bản về vacxin

Các bạn phải hiểu được cơ chế hoạt động của vacxin để từ đó có những quyết định đúng đắn với chú chó của mình. Thực chất, việc tiêm vacxin là mô phỏng lại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh bằng cách kích thích cơ thể sản sinh ra hệ miễn dịch chống lại virus hay vi khuẩn đó. Tiêm vacxin giúp cơ thể sẵn sàng đối đầu được với các loại virus, vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể sau này. Chính vì vậy, việc tiêm vacxin là rất cần thiết. Đây là một trong những cách phòng tránh bệnh hữu hiệu nhất. Tiêm vacxin lại rất an toàn, hầu như không làm chú cún bị nhiễm trùng. Chỉ ngoại lệ một số trường hợp chó bị phản ứng khi tiêm.

Tiêm vacxin theo lịch trình

Có loại vacxin chỉ cần tiêm một lần nhưng cũng có những loại vacxin phải chia thành nhiều lần tiêm. Giữa các loại vacxin với nhau thì cũng cần một khoảng thời gian nghỉ chứ không thể tiêm liên tiếp. Thông thường, với 2 mũi tiêm đầu thì cần cách nhau 3 đến 4 tuần để đảm bảo hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường. Còn việc tiêm nhắc lại sau đó thì bạn có thể kéo khoảng cách ra dài hơn. Khoảng 2-3 năm sau tiêm nhắc lại là hợp lý nhất. Việc tiêm nhắc lại cho chó giúp chú chó được phòng ngừa bệnh dịch một cách liên tục và chắc chắn.

Cách tiêm chó

Cách tiêm cho chó
Cách tiêm cho chó

Cách tiêm cho chó được thực hiện qua 3 bước cụ thể như sau.

Chuẩn bị tiêm

Bạn hãy kiểm tra các lọ vác xin xem có đạt yêu cầu không. Lọ tiêm vacxin phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp cũng như được bảo quản đúng cách. Nếu không, chất lượng vacxin sẽ không được đảm bảo. Bạn kiểm tra bằng cách xem và đối chiếu với các thông số được dán nhãn trên lọ vacxin. Có một số loại vacxin có thể pha trộn với nhau. Bạn có thể kết hợp chúng lại để hạn chế số lần tiêm. Thế nhưng chú ý là phải trộn vacxin đúng theo hướng dẫn. Tuyệt đối không được tự ý pha chế, trộn lẫn vacxin tùy tiện. Khi đã pha dung dịch và cho vào ống tiêm thì chú ý loại bỏ bọt khí dư thừa. Bạn chỉ cần vỗ nhẹ vào bề mặt của ống tiêm và chĩa mũi kim tiên lên trên.

Hầu hết các loại vacxin đều được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Thường là bảo quản ở các hộp đông lạnh hoặc cho vào trong tủ lạnh. Nếu bạn thấy lọ vacxin để ở ngoài môi trường trong điều kiện bình thường thì không nên dùng. Lúc này, chất lượng của vacxin đã không còn được đảm bảo. Nếu bạn vẫn nhất định tiêm cho chó thì có thể dẫn đến các bệnh cho em ấy.

Tiêm vacxin

Tiêm vacxin cho chó
Tiêm vacxin cho chó

Cách tiêm cũng rất quan trọng. Nếu bạn tiêm đúng cách, đúng kỹ thuật thì hiệu quả tiêm sẽ cao hơn. Chú chó cũng không phải chịu đau đớn. Đầu tiên, bạn hãy đặt ống tiêm nằm dọc theo lưng của chú chó. Kim tiêm chụm với da một góc xiên nhỏ. Khi tiêm thì đâm kim vào da một cách nhẹ nhàng để không làm chú chó bị đau. Trường hợp chú chó bị đau sẽ nhảy lồng lên gây nguy hiểm. Khi đã đưa được mũi kim vào da thì bạn từ từ ấn pittông xuống để đưa vacxin vào cơ thể chó.

Nếu khi đâm kim vào da mà thấy chảy màu thì phải chuyển qua tiêm ở chỗ khác. Trường hợp chảy máu chính là do bạn đám nhầm vào mạch máu của chú chó. Mà vacxin thì không thể tiêm vào mạch máu được.

Rút kim ra

Đây là công đoạn cuối cùng trong quá trình tiêm cho chó. Cách tiêm cho chó hợp lý nhất chính là ấn trên chỗ tiêm vacxin khoảng 30 giây để ngăn máu chảy ra. Còn về ống tiêm và kim tiêm thì phải được xử lý cần thận. Đây là rác thải trong y tế, nếu vứt lung tung sẽ rất nguy hiểm. Bạn có thể bỏ vào lọ thủy tinh rồi mang đến các cơ sở thú y để được xử lý giải quyết.

Tuyệt đối không được vứt kim tiêm vào thùng rác. Điều này có thể khiến các công nhân vệ sinh môi trường bị thương trong quá trình làm việc.

Các tiêm cho chó

Có nhiều cách tiêm cho chó với nhiều cách thức khác nhau. Mỗi cách tiêm cho chó lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào loại vacxin và tình trạng của chú chó mà có những cách tiêm cho chó phù hợp nhất.

Tiêm dưới da

Cách tiêm cho chó dưới da
Cách tiêm cho chó dưới da

Đây là cách tiêm cho chó đơn giản nhất. Đa số cún cưng của bạn sẽ được tiêm theo cách này vì đơn giản và dễ thực hiện. Với hình thức tiêm dưới da thì ai cũng có thể thực hiện được. Bạn kéo lớp da dưới lông cho lên. Có thể kéo phần da ở mông hoặc hai bên sống lưng của chú chó. Mũi kim hợp với cơ thể chú chó một góc 45 độ. Khi tiêm xong, bạn đừng quên vỗ về, an ủi chú chó của mình.

Tiêm ở bắp cho chó

Tiêm bắp cho chó
Tiêm bắp cho chó

Ngoài tiêm dưới da thì cách tiêm bắp cũng rất hay dùng. Nếu bạn không thành thạo thì tốt nhất không tự ý tiêm cho chó theo cách này. Đường tiêm này khó và phức tạp hơn so với tiêm dưới da. Mũi tiêm được thực hiện ở bắp chân hoặc hai bên sống lưng. Khi tiêm, chó sẽ có cảm giác bị đau buốt. Vì vậy nên rất khó để giữ các em ấy ngồi yên trong quá trình tiêm. Nếu bạn là người nhát tay thì tốt nhất không nên thực hiện cách tiêm cho chó cảnh này.

Để tiêm theo cách này, đầu tiên người ta sẽ chích một mũi ở bắp đùi hoặc cơ lưng của chú chó. Sau đó sẽ đâm thẳng mũi tiêm xuống. Chú ý không tiêm ở các vị trí gần gân hay xương của chú chó để tránh gây ra tê liệt cho chó của bạn. Những chú cún mập nhiều thịt thì dễ tiêm hơn nhiều. Còn đối với các chú cún gầy khó tiêm thì nên đưa đến gặp .

Cách tiêm cho chó ở ven

Cách tiêm cho chó ở ven
Cách tiêm cho chó ở ven

Tiêm ven là một cách tiêm yêu cầu cao về trình độ chuyên môn. Bạn không nên thực hiện tiêm ven cho chó tại nhà nếu không có kinh nghiệm. Muốn thực hiện tiêm ven thì việc đầu tiên là phải xác định được vị trí tĩnh mạch của chú chó. Mà điều này thì không phải ai cũng làm được.

Các bác sĩ khi tiêm ven thường chọn ven ở chân của chó. Tiêm vẽ sẽ khiến chó bị đau nên phải thật cẩn thận để có thể tiêm đúng theo chiều xuôi của tĩnh mạch. Nếu tiêm sai, tiêm lệch thì ven sẽ bị vỡ và chỗ tiêm sưng đỏ lên. Lúc này sẽ phải chọn lấy ven chỗ khác để tiêm chứ không được tiếp tục thực hiện tiêm ở chỗ cũ.

Trên đây là hướng dẫn cách tiêm cho chó cũng như những lưu ý trong quá trình tiêm. Nếu bạn muốn tự tiêm cho chú chó tại nhà cho tiện thì hãy tham khảo bài viết trên. Với các mũi tiêm quá khó thì không nên tự ý làm mà phải có ý kiến tham khảo của các . Bạn cũng có thể nhận những lời tư vấn bổ ích của .vn về cách tiêm cho chó tại địa chỉ: https://.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *