Bọ chét chó & rận chó, cách phòng & điều trị? {Góc thú y}

Rận chó và bọ chét chó thực sự là cơn ác mộng kinh hoàng với những người nuôi cún. Nhưng đừng quá lo, .vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về cách chữa bọ chét và rận chó cũng như phương pháp phòng chống những con ký sinh đáng ghét này!

Giới thiệu về bọ chét chó và rận chó

Tên khoa học của bọ chét chó là Ctenocephalides canis, sống kí sinh trên cơ thể chó. Bọ chét là côn trùng hút máu nhỏ, là loài kí sinh trùng biến thái hoàn toàn.

Tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường mà một vòng đời của bọ chó kéo dài từ 20 đến 35 ngày. Phát triển mạnh mẽ nhất trong môi trường nóng và ẩm. Còn nếu chúng sinh sống trong nhà thì có thể phát triển quanh năm.

Vòng đời bọ chét bao gồm 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Chúng không có cánh nhưng bù lại chân phát triển rất mạnh mẽ. Con đã trưởng thành có thể nhảy cao được 18cm, xa 33cm.

Cả bọ chét chó đực và cái đều hút máu từ một đến hai vật chủ. Nếu không có vật chủ yêu thích ở gần, chúng có thể đổi sang hút máu động vật khác hoặc người. Ghê gớm hơn là con bọ trưởng thành có thể nhịn đói và sống được trong vòng vài tháng. Chúng có thể chích máu từ vật chủ mọi lúc, trong bất kì khoảng thời gian nào.

Con bọ chét chó trưởng thành
Con bọ chét chó trưởng thành

Bọ chét gây nên viêm da dị ứng. Các chú cún khi bị bọ chét ký sinh sẽ cắn, cào cấu cơ thể đến khi trụi lông, vô cùng đau đớn. Khi có nhiều con bọ chích đốt, có thể xuất hiện các vết máu. Trong trường hợp bị nhiễm nặng, những chú chó còn nhỏ tuổi sẽ bị thiếu máu trầm trọng, thậm chí là tử vong. Nếu bị nhiễm loại bọ này, bạn cũng có thể nhận biết bằng những chấm đen trắng trên lông và da cún. Màu trắng là trứng, màu đen là phân của chúng.

Một loài ký sinh cũng khiến người nuôi đau đầu không kém đó là ve rận chó. Trong khoảng thời gian con ve cái hút máu từ con vật chủ, chúng sẽ giao phối với con đực. Sau khi bụng đầy máu chúng sẽ lựa chọn địa điểm có nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp để đẻ trứng. Hoàn thành việc đẻ thì con cái thường sẽ chết. Trứng sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng tìm vật chủ để hút máu rồi biến thành thiếu trùng. Thiếu trùng tiếp tục hút máu để cuối cùng trở thành con rận trưởng thành.

Khi còn nhỏ con rận có 6 chân, lớn lên có 8 chân. Thời tiết phù hợp cho chúng sinh sôi cũng là thời tiết nóng ẩm. Chúng bắt nguồn từ những thảm thực vật hay bụi cây rậm rạp, dày đặc và có độ ẩm tương đối cao. Rận chó gây dị ứng nặng và mang lại nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cả thú cưng và bản thân bạn.

Cách thức lây lan

Cả bọ chét và rận chó đều tiếp xúc với cún cưng qua da. Chúng từ nơi ở (bụi rậm, quần áo,…) khi cún chạy qua sẽ lựa chọn một vật chủ. Chúng bám rất chặt vào da, sau đó cắn và hút máu vật chủ. Vết cắn thông thường gây ngứa nhẹ. Nếu bị tấn công nhiều quá sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng cho cún.

Chó mẹ cũng lây bọ cho các cún con được. Cún trong đàn cũng có thể lây cho nhau. Tốc độ lây truyền của loại ve, bọ này vô cùng nhanh chóng. Cún khỏe mạnh khi tiếp xúc với cún bị bệnh cũng rất nhanh sẽ bị theo. Chúng cũng có thể trú ngụ trong nơi ở của cún để chờ thời cơ đổi vật chủ.

Các dấu hiệu cho thấy cún bị bọ cắn

Lúc đầu khi mới bị cắn, cún sẽ cảm thấy ngứa ngáy nhé. Sau đó cún sẽ trở nên lo lắng, bồn chồn vì các vết thương trở nên ngứa ngáy hơn. Cún sẽ tìm các bề mặt nhám hoặc nhấp nhô như sân, tường gạch, gốc cây,… và cọ người vào đó. Một khoảng thời gian sau, cơ thể bắt đầu xuất hiện những mảng da bị rụng lông dần. Cún bỏ ăn, người ốm, chậm phát triển. Nếu để bệnh lâu dài không chữa sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm

Cách chữa trị bọ chét chó, rận chó

Đây là một căn bệnh vô cùng phổ biến mà đa phần các chú cún yêu đều sẽ bị mắc phải. Dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nghiêm trọng nhưng yêu cầu chủ nhân cần có sự kiên trì để chữa bệnh dứt điểm.

Nếu đối tượng là chó con bị bọ chét cắn thì bạn cần phải vô cùng chú ý trong liệu pháp chữa trị. Cún còn quá nhỏ, không thể chịu được các hóa chất trong thuốc trị bọ chét. Bạn phải chú ý đến vấn đề vệ sinh cũng như xử lí được rận của chó mẹ.

Bệnh có thể lây từ chó mẹ sang chó con
Bệnh có thể lây từ chó mẹ sang chó con

Các chú chó con thường là một vật chủ tuyệt vời dành cho lũ bọ. Tuy nhiên vì cơ thể lại chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gặp phải tác dụng phụ nguy hại của thuốc đặc trị. Sau này khi chó cảnh lớn dần lên, sẽ có thời điểm đủ thích hợp để được sử dụng thuốc:

  • Thuốc uống như Comfortis thì an toàn với cún từ 14 tuần tuổi trở lên.
  • Frontline: cún từ 8 tuần tuổi trở lên.
  • Revolution: cún từ 7 tuần tuổi trở lên.
  • Chú ý không được dùng bất kì loại thuốc nào nếu các em cún chưa đủ tuổi để sử dụng.

Trị ve, bọ cho chó mẹ là một điều vô cùng quan trọng. Vì các mẹ và cún con ở chung với nhau, nên việc xử lí triệt để đảm bảo không cá thể nào bị mắc lại bệnh cả. Chỉ nên sử dụng thuốc kê đơn. Các mẹ nếu vẫn đang cho con bú thì không thể tránh được việc các chất từ thuốc qua sữa truyền vào cơ thể cún con. Phải sử dụng thuốc được kê đơn cho mẹ chó đang cho con bú.

Các thuốc kê đơn chứa Selamectin thường được cấp phép là an toàn cho cún mẹ đang mang thai và đang chăm sóc con. Bên cạnh đó, tránh sử dụng thuốc chứa Spinosad và Fipronil. Hai chất này có thể bị tiết qua sữa của chó mẹ và chưa được chứng minh an toàn cho chó con.

Các bạn có thể tham khảo thêm cách chữa trị bằng phương pháp dân gian và hiện đại dưới đây.

Cách thức dân gian

Chế tạo tinh dầu là một phương pháp được truyền miệng nhưng lại mang lại hiệu quả không ngờ. Bạn có thể sử dụng vỏ cam, bưởi hoặc quýt tươi. Cho vào nồi với một ít nước, đun trong khoảng 15 phút. Sau đó để cho nguội và đổ vào bình xịt. Hàng ngày xịt 2 đến 3 lần. Trong khoảng từ 1 đến 2 tháng sau cún sẽ khỏi hẳn. Mặc dù cách này không được nhanh chóng nhưng bù lại rất thoải mái và không độc hại với thú cưng của bạn.

Sử dụng vỏ cam tươi làm tinh dầu và nước tắm đem lại hiệu quả bất ngờ
Sử dụng vỏ cam tươi làm tinh dầu và nước tắm đem lại hiệu quả bất ngờ

Ngoài ra có thể dùng các vỏ tươi đó đun lên làm nước tắm cho cún. Tắm 2 ngày 1 lần. Sẽ đem lại hiệu quả không ngờ cho bạn đó. Nếu có thời gian bạn có thể thử áp dụng.

Bên cạnh đó còn có một phương pháp nữa là tắm cho cún bằng lá rau lang. Rau lang có tính nhớt, thích hợp để trị loại bọ nhảy. Cách thức rất đơn giản, bạn chỉ cần đun rau lang với nước, đợi nguội và tắm cho cún. Giữ nước này trên người cún từ 3 đến 4 tiếng. Sau đó tắm lại bằng nước bình thường một lần nữa để rửa hết chất nhớt. Cách này không thông dụng lắm vì chỉ có tác dụng với bọ nhảy. Tuy nhiên bạn cũng có thể cân nhắc nếu không còn cách nào khác.

Phương pháp y học

  • Tắm cho cún bằng sữa tắm/dầu tắm trị bọ chét chó và rận chó. Sữa tắm thông thường cũng có thể diệt được bọ. Nhưng nếu cần độ mạnh hơn thì có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm chuyên dụng. Nhớ phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Dầu tắm này sẽ giết bọ và rận có sẵn trên người cún.
Tắm rửa cho cún cưng cũng giảm thiểu số lượng rận chó và bọ chét chó
Tắm rửa cho cún cưng cũng giảm thiểu số lượng rận chó và bọ chét chó
  • Thuốc xịt có hai dạng là bình xịt và bình bơm. Chọn bình xịt diệt côn trùng trưởng thành để đạt được hiệu quả lớn nhất. Vừa có thể diệt trứng, ấu trùng và diệt được cả bọ trưởng thành. Xịt thuốc ở nơi thông thoáng, đảm bảo không xịt vào mắt cún. Khi xịt thuốc, người xịt cần đeo găng tay. Những vùng nhạy cảm như mặt cún thì nên xịt thuốc ra tay rồi bôi lên.
Chú ý đeo găng tay khi dùng thuốc cho cún
Chú ý đeo găng tay khi dùng thuốc cho cún
  • Bên cạnh thuốc xịt thì bột cũng có tác dụng tương tự. Bột đặc trị này được bán thông thường mà không cần đơn của bác sĩ. Xoa một lớp bột mỏng lên cơ thể cún. Xoa đều và kĩ để đảm bảo bột tiếp xúc với da của cún. Nên rắc cả bột lên ổ nằm. Trong trường hợp cần thiết mỗi tuần lặp lại một lần.
  • Đeo vòng cổ trị bọ chét cũng là một cách. Tùy vào chất lượng và mẫu mã các loại khác nhau thì sẽ có tác dụng khác nhau. Bình thường phạm vi hoạt động sẽ giới hạn xung quanh chiếc vòng như đến cổ hoặc vai. Nhưng với sản phẩm chất lượng cao có thể xua đuổi và giết chết được bọ. Khi mua cần chú ý vòng cần phù hợp với độ tuổi, cân nặng, kích thước cơ thể của cún cưng.

Cách phòng chống rận chó, bọ chét chó

Phương pháp ngừa bệnh hiệu quả nhất đó chính là bôi thuốc hàng tháng. Đa phần đều được bác sĩ kê đơn cho. Mỗi loại thuốc khác nhau có cách bôi khác nhau, chú ý làm đúng theo chỉ dẫn. Thuốc cần được sử dụng vào hàng tháng. Tuy nhiên nếu nơi bạn ở có mùa đông lạnh thì cũng có thể tạm ngừng dùng vì mùa này bọ chét rất hạn chế phát triển.

Có thể cho uống viên thuốc trị bọ chó mỗi tháng. Mỗi chú chó đều sẽ có liều lượng khác nhau do kích cỡ cơ thể khác nhau.

Tắm cho cún bằng sữa tắm thông thường cũng có thể chữa được nếu số lượng bọ không có nhiều. Mỗi tuần tắm bằng xà phòng 1 lần vì tắm nhiều sẽ khiến da cún bị khô.

Chải lông cho chó bằng lược chuyên dụng hoặc bất kì loại lược nào có răng khít. Chải từ đầu đến chân và sát gần da cún. Nhúng lược vào xô nước mỗi lần bắt được chúng để tiêu diệt hoàn toàn.

Xua đuổi bằng nước cốt chanh. Bạn có thể đuổi ký sinh ve, rận bằng cách pha loãng nước cốt chanh và bôi lên người cún. Trong vòng 3 ngày mỗi ngày đều phải lặp lại một lần.

Vệ sinh sạch sẽ chỗ nằm ngủ, sinh hoạt, vui chơi, ăn uống của cún. Có thể sử dụng thêm các tinh dầu thơm để tạo mùi xua đuổi bọ chét.

Đảm bảo cách li với các chú cún đang mắc bệnh. Rèn luyện sức khỏe cũng như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu cún có dấu hiệu bị bệnh thì hãy nhanh chóng đưa cún đến bệnh gần nhất hoặc Phòng khám thú cưng Vet để nhận được phác đồ điều trị hợp lý nhất!

Mong là bài viết này .vn đã có thể giảm thiểu nỗi lo lắng của các chủ nhân về rận chó và bọ chét chó. Nếu có thêm thắc mắc hay những vấn đề cần sự giúp đỡ, có thể truy cập .vn để nhận được câu trả lời nhanh chóng và chính xác nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *