Bệnh Care ở chó – Chẩn đoán, cách phòng và chữa trị hiệu quả

Tuy là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm nhưng có vẻ khá nhiều người nuôi chưa hiểu được chính xác về bệnh Care ở chó. Vậy Care là gì? Bệnh Care, hay còn được gọi là bệnh sài sốt. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở chó. Đối tượng mắc bệnh thường là các chú cún còn nhỏ. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh lên đến 80%, điều đặc biệt hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu khi chó bị Care.

Bệnh Care ở chó là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm
Bệnh Care ở chó là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra bệnh Care ở chó

Bệnh Care được phát hiện lần đầu tiên tại châu Âu năm 1760. Sau đó nhanh chóng trở thành căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất của loài chó vào nửa đầu thế kỉ XIX. Bệnh care ần đầu xuất hiện tại Việt Nam là vào năm 1920 sau đó lây lan rộng rãi và gây nhiều thiệt hại. Vậy vì nguyên nhân gì mà cún lại mắc căn bệnh nguy hiểm này?

Nguyên nhân gây ra bệnh Care là Canine Distemper Virus (CDV), thuộc họ Paramyxoviridae. Virus này cùng họ với các virus gây ra các bệnh quai bị, viêm phế quản và sởi ở người. Virus này có kích thước khá lớn. Được chia thành 5 type virus lớn có các đặc tính cơ bản khác nhau là: Asia 1, Asia 2, châu Âu, USA và cổ điển. Vaccine phòng bệnh tại Việt Nam dùng CDV cổ điển để sản xuất.

Virus gây bệnh Care ở chó có mặt ở nhiều nơi như trên quần áo con người, đồ vật, thức ăn hay trong không khí. Xâm nhập vào cơ thể cún qua 3 cơ bản là thần kinh, hô hấp và tiêu hóa. Cún chỉ cần ăn hít thở hay tiếp xúc với đồ vật, không khí có chứa virus là sẽ bị nhiễm bệnh.

Tất cả các giống chó cảnh đều có thể bị mắc bệnh. Đặc biệt là với các chú chó con hay chó cảnh, chó ngoại nhập vì chúng có sức đề kháng yếu. Độ tuổi mắc Care là từ khoảng 2 đến 12 tháng tuổi. Với cún từ 3 đến 6 tháng tuổi đặc biệt nhạy cảm với bệnh. Tỷ lệ tử vong khá cao, từ 90-100%.

Triệu chứng của bệnh Care ở chó

Các dấu hiệu bệnh Care tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, giống loài, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc và từng giai đoạn của bệnh.

Giai đoạn phát bệnh

Thời kỳ đầu: Lúc mới mắc bệnh thì chưa có biểu hiện gì. Sau đó chuyển sang mệt mỏi, ủ rũ, chảy nước mắt và nước mũi. Bị sốt cao từ 39,5 đến 42 độ, kéo dài từ 24 – 48 giờ. Cún có thể ăn rất ít hoặc bỏ ăn hẳn.

Cún có thể bị sốt lên đến 42 độ và bỏ ăn
Cún có thể bị sốt lên đến 42 độ và bỏ ăn

Thời kỳ giữa: Sau khi bị sốt cao, thân nhiệt của cún giảm về bình thường, vẫn rất mệt mỏi. Đã chịu ăn một chút. 3 – 4 ngày sau lại bị sốt cao lại do sự bội nhiễm vi khuẩn. Nhịp tim tăng nhanh, mắt mũi nhiều ghèn hơn, khó thở. Xuất hiện hiện tượng viêm phổi và viêm tiêu hóa. Bụng, bẹn, nách xuất hiện mụn mủ.

Thời kì cuối: Khi đến giai đoạn cuối của bệnh thì gần như không có cơ hội có thể cứu chữa cho cún được nữa. Vào lúc này cún bỏ ăn hoàn toàn. Thêm vào đó còn bị tiêu chảy cấp dẫn đến sút cân nghiêm trọng. Hốc mắt trũng sâu xuống, mắt không mở được, lông xơ xác, bụng hóp lại, đi lại không vững và nằm nguyên một chỗ. Khoảng nửa ngày đến một ngày sau sẽ tử vong.

Nếu cún bị mắc bệnh Care hơn 10 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng về thần kinh. Chó bị co giật và có thể bị sùi bọt mép.

Care là một bệnh vô cùng khó chữa và có nguy cơ tử vong rất cao
Care là một bệnh vô cùng khó chữa và có nguy cơ tử vong rất cao

Một số dấu hiệu của bệnh

Khi bệnh trở nặng, có xuất hiện một số triệu chứng trên bốn hệ tiêu hóa, hô hấp, thần kinh và da.

Hệ tiêu hóa

Cún bị nôn mửa và khát nước do bị viêm dạ dày và ruột non. Ban đầu cún sẽ nôn ra thức ăn. Sau khi hết thức ăn sẽ nôn khan hoặc nôn ra dịch có màu vàng. Tiếp đó sẽ bị ỉa chảy ra phân loãng, rồi có thể lẫn chút máu. Nếu bị nặng phân có thể có máu tươi, mùi tanh khó chịu. Cuối cùng cún không thể tự chủ được việc đi vệ sinh và tử vong.

Các bé sẽ bị viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi
Các chú cún bị viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi khi mắc Care

Hệ hô hấp

Cún bị viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản và rồi sẽ bị viêm phổi. Chảy nhiều nước mũi có dịch màu xanh (hoặc đen), sau loãng và trở nên đặc dần. Đôi khi trong dịch có máu hoặc mủ. Ho rất nhiều, ho khan, ho ướt. Tiếng thở rõ rệt, nặng nề, khò khè, phải thè lưỡi để thở. Một số trường hợp có xuất hiện bọt ở mồm.

Hệ thần kinh

Tâm trạng thất thường, có lúc buồn rầu, ủ rũ, có lúc lại đột nhiên hung dữ. Có nhiều biến chứng gây ra co giật trên các bắp thịt, mũi, chân hoặc toàn thân, sau đó là bị tê liệt. Đi đứng không vững, loạng choạng, lảo đảo, dễ đâm lung tung. Sau đó sẽ nằm im một chỗ, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể hạ dần xuống và chết. Nếu có thể may mắn khỏi bệnh sau cũng sẽ để lại di chứng (gầy ốm, mù điếc,…).

Mắt

Mắt bị viêm, nước mắt chảy nhiều, ban đầu nước mắt trong. Mắt trở nên đục dần, xuất hiện mủ, loét. Cũng có thể bị mù mắt hoặc rất khó để định hướng xung quanh.

Da

Các nốt sài xuất hiện trên phần ngực, bụng, bẹn và phía trong đùi. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này, lí giải cho cái tên thứ hai của Care là bệnh sài sốt. Đầu tiên các dấu chấm đỏ xuất hiện trên da của cún. Tiếp theo biến thành các nốt sài to như hạt đỗ xanh hoặc hạt gạo, có mủ bên trong. Sẽ vỡ ra khi bị bội nhiễm, có mùi hôi hám, khó chịu. Trong trường hợp không vỡ ra sẽ khô lại rồi bong thành từng mảng.

Sau 10 đến 15 ngày phát bệnh, đa phần ở gan bàn chân của cún đều bị tăng sừng hóa da. Cún sẽ bị đau và đi lại khập khiễng nếu chỗ đó bị nứt ra. Nếu phát hiện cún có các triệu chứng bệnh trên hãy nhanh chóng mang em đến để có cách ứng phó hợp lý nhất.

Cách chữa bệnh Care ở chó

Cho đến hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh Care ở chó. Chính vì thế việc bạn cần làm là đưa cún đến bệnh viện thú y uy tín. Chú ý nếu chần chừ để lâu thì cơ hội khỏi bệnh càng thấp. Tuyệt đối không tự chữa trị bệnh cho cún yêu tại nhà.

Trong giai đoạn bị bệnh, các em sẽ cực kì háo nước nên cần bổ sung nước kịp thời. Nếu cho uống nước thì nên đút tận miệng cho cún. Nước uống đảm bảo là nước sạch, đun sôi để nguội. Bên cạnh đó có thể truyền nước điện giải Oresol và Glucose 5%. Tiêm đều đặn, chú ý lượng tiêm phù hợp với cơ thể của cún.

Phải tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ khi muốn tiêm thuốc cho cún. Bác sĩ có thể sẽ cho tiêm một số loại thuốc đặc trị và huyết thanh để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Cũng có thể cho sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như Lincocin 10%, Spectylo, Amoxi 15% LA,… Bổ sung các loại dưỡng chất như các vitamin B và C, Complex Fortified,…

Khi các chú cún chuyển sang các triệu chứng liên quan đến hô hấp, các bác sĩ thường sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc chống bội nhiễm.Không cho cún ăn bởi sẽ kích thích gây tổn thương đến ruột.

Một phác đồ điều trị bệnh Care ở chó mà bạn có thể tham khảo

  • Truyền nước sinh lý mặn ngọt: tiếp thêm năng lượng, bù nước , giải độc.
  • Tiêm Martosal/Atropin: chống nôn
  • Dùng kháng sinh chống bệnh kế phát: bệnh Care có thể đi kèm với một số bệnh như dại, cúm,… Có thể sử dụng 1 trong các thuốc: Marflo-45%, Cefquinom 150 hoặc Marphamox-LA.

Mặc dù chưa có thuốc chữa cụ thể cho căn bệnh này nhưng mong các chủ nhân kiên nhẫn chăm sóc và chữa trị cho các em.

Phòng chống bệnh Care

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Với một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như Care, tốt nhất người nuôi nên phòng chống bệnh cho cún yêu.

Phương pháp được các bác sĩ tin tưởng nhất đó là tiêm vaccine phòng bệnh cho cún. Tiêm phòng cho cún từ 3 tháng tuổi như tiêm vaccine DHPPL phòng được 5 bệnh hoặc 1 loại vaccine khác phòng 7 bệnh. Ngoài Care ra còn phòng được các bệnh nguy hiểm khác như Parvo hay ho cũi chó,…

Tiêm vaccine là phương pháp phòng bệnh đáng tin cậy nhất
Tiêm vaccine là phương pháp phòng bệnh đáng tin cậy nhất

Cho cún ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đủ bữa, đủ lượng, đúng giờ. Vệ sinh nơi ở, chuồng trại, vật dụng của cún thật sạch sẽ. Khử trùng thường xuyên. Tắm rửa cho cún đều đặn, lựa chọn sữa tắm thích hợp. Hàng ngày cho cún chơi đùa, tập thể dục để tăng cường sức đề kháng.

Khi tiếp xúc với các bạn cún khác cần đảm bảo an toàn, không có bệnh truyền nhiễm. Khi đưa cún đi chơi cần trông chừng kĩ lưỡng. Đặc biệt không được để cún tiếp xúc với chất thải của các chú chó khác. Nếu phát hiện trong đàn chó bạn nuôi có một chú cún bị Care cần nhanh chóng cách ly chú cún đó ra khỏi đàn. Làm sạch chuồng, lồng, cũi bằng nước vôi hoặc thuốc sát trùng.

Khi muốn chơi đùa, ôm ấp cún cưng, bạn nên rửa tay sạch sẽ. Tránh trường hợp tiếp xúc bên ngoài nhiều bị dính virus gây bệnh trên cơ thể. Cún con mới mua về nhà cần được theo dõi riêng trong khoảng 10 ngày. Chú ý quan sát phòng trường hợp có dấu hiệu của mắc bệnh.

Bệnh Care ở chó là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được. Trên đây là những kinh nghiệm được đúc kết của .vn. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình chăm sóc các chú cún yêu. Mọi khó khăn xin vui lòng liên hệ bệnh viện thú cưng Vet theo thông tin sau đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *