Hiện nay, chó là một trong giống thú cưng được nhiều người nuôi nhất. Và ngày ngày trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Chúng biến thành người bạn thân thiết với ta. Những hành động âu yếm đùa giỡn được xem là hành động cưng nựng nó. Nhưng mà, đôi lúc những hành động ấy có thể khiến chúng nhầm tưởng là đe dọa, gây hại với nó. Làm nó chống trả lại bằng tứ chi hoặc có thể bằng cả miệng. Gây ra những vết cắn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân kể cả các giống chó cảnh xinh xắn. Hãy cùng Dogily tìm hiểu cách sơ cứu khi bị chó cắn nhé.
Hướng dẫn xử lý vết thương khi bị chó cắn
Đối với các vết thương khi bị chó cắn dù có chảy máu nhiều hay ít. Đều phải được xử lý kịp thời và kỹ lưỡng. Những vết xước hay vết cắn sâu đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bản thân. Khi bị cắn, bạn cần thực hiện từng bước sơ cứu sau.
Kiểm tra tình trạng vết cắn
Thường thì đa số vết cắn hay gặp đều là những vết xước nhỏ. Do đó bạn có thể tự mình xử lý bằng các bước sơ cứu đơn giản là được.
Tuy nhiên, gặp trường hợp vết cắn như ở dưới đây. Thì người bị thương phải được đưa đến trung tâm y tế gần nhất để điều trị:
- Vết cắn sâu hơn 2 cm
- Vết cắn gần vị trí đầu hoặc bộ phận sinh dục
- Vết cắn vẫn tiếp tục chảy máu nhiều, liên tục hơn 15 phút
Vệ sinh vết thương do chó cắn gây ra
Các bước sơ cứu cơ bản:

Rửa sạch vết cắn do chó gây ra dưới vòi nước chảy mạnh. Sẽ làm cho nước bọt của chó trôi mau hơn, không thấm sâu vào chỗ cắn. Nếu rửa bằng nước ấm thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Sử dụng xà phòng rửa vết cắn. Hoặc cũng có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để vệ sinh chỗ bị thương. Đối với xà phòng thì dùng loại nào cũng được. Nhưng mà nếu được thì nên dùng xà phòng diệt khuẩn là tốt nhất. Dùng xà phòng làm sạch các con vi khuẩn và mầm bệnh do nước bọt tạo thành. Miệng vết thương cũng sẽ an toàn hơn.
Một số lưu ý khi vị trí vết thương ở trong quần áo:
Đầu tiên là tách phần quần áo ra vết thương. Nếu vết thương nằm trong quần, thì bạn gấp nếp quần lên. Hoặc đơn giản là cắt bỏ phần quần đó đi.
Rồi tiếp tục sơ cứu như thường. Việc này nhằm hạn chế nước bọt dính lên quần áo. Và có thể lại dính lên miệng vết thương.
Băng bó lại vết thương bị chó cắn

Sử dụng khăn sạch hoặc gác để cố định lại vết cắn. Sau đó dùng băng để băng bó vết thương nhằm tránh nhiễm khuẩn. Vết thương cần băng bó và cầm máu trong những phút đầu tiên.
Khi băng vết thương cần dùng một lực vừa đủ để tránh đụng chạm mạnh lên vết cắn. Đồng thời cũng không nên băng chặt quá để máu có thể lưu thông bình thường.
Nếu máu chảy ở vết thương không ngừng. Khi tiến hành sơ cứu xong thì phải đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.
Sử dụng thuốc
Với những vết trầy nhỏ thì bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh để phòng ngừa vết thương. Kháng khuẩn và ngăn chặn vết cắn nhiễm trùng là việc phải được ưu tiên đầu tiên. Nếu thuộc dạng vết cắn sâu thì nên theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn đừng nên bôi thuốc tùm lum hay dùng các phương thuốc dân gian.
Thay vải băng
Khi lao động nặng nhọc hoặc sau khi tắm rửa, băng có thể bị ướt và cần được thay mới. Khi đổi băng, rửa sạch vết thương kèm theo bôi kem kháng sinh. Sau đó dùng băng sạch để băng lại. Hằng ngày nên thay băng khoảng 1-2 lần.
Theo dõi tình trạng vết thương

Khi thay băng mới, bạn nên để ý xem vết thương có khô hay chưa. Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường như có mủ, miệng vết thương không khô. Thì cần đến trung tâm y tế gần nhất để chữa trị. Việc kiểm tra vết thương thường xuyên giúp theo dõi tình hình bị chó cắn để có thể xử lý kịp thời.
Những dấu hiệu xuất hiện nhắc nhở bạn cần được đưa tới trung tâm y tế như:
- Càng ngày càng đau nghiêm trọng
- Đỏ hay sưng tấy ở nơi gần vết thương bị chó cắn
- Sốt cao và người bị đau nhức
- Xuất hiện mủ ở vết cắn
Tiêm phòng uốn ván
Tuy vết cắn dù nhỏ hoặc là một vết trầy nhẹ thì bạn cũng cần cẩn thận. Các bác sĩ khuyên nên tiêm phòng uốn ván lúc bị thương. Đối với những người đã tiêm phòng vacxin uốn ván cuối cùng đã hơn 5 năm. Thì hãy nên tiêm lại lần nữa để đảm bảo an toàn.
Theo dõi tình trạng chú chó

Nếu bạn bị chó hoang tấn công thì hãy nên đi tiêm vacxin phòng dại. Bởi vì bạn sẽ không được là chúng có được tiêm phòng dại chưa. Để đảm bảo, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bệnh dại sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe thậm chí đến tính mạng con người. Nếu chú chó đó đã có chủ, bạn nên hỏi chủ nuôi xem đã tiêm ngừa cho chó chưa. Và nhờ họ theo dõi chú chó đó.
Thường thì sau khi cắn người thì nên theo dõi chú chó cắn đó chừng 15 ngày. Nếu có thấy bất thường gì thì bạn phải đi gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời. Nếu nó sinh hoạt vẫn bình thường, không bỏ ăn, sùi bọt mép và đã được tiêm phòng. Thì khả năng bị dại sẽ giảm xuống đáng kể.
Tuy không có ai bảo đảm được chó không bị dại sau khi đã tiêm vacxin phòng dại. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh sẽ giảm khá nhiều. Do đó, bạn cũng cần để ý đến tình huống này.
Những trường hợp khẩn cấp bạn cần phải đi đến trung tâm y tế ngay:
- Chó bị dại: mắt đỏ ngầu, mặt buồn rầu, nước dãi chảy ra, sùi bọt mép, ,..
- Khu vực bị chó cắn nằm trong ổ dịch chó, mèo.
- Chó cắn bạn là chó lang thang, chó lạc và không theo dõi trạng huống được.
- Bị cắn nhiều vết và bị thương nặng.
- Nếu bạn là người mắc chứng cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh về gan, ung thư hay HIV, bạn hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để khám và chữa trị ngay.

Những trung tâm tiêm phòng uy tín
Lúc bị chó cắn, người ta hay nghĩ đến việc tiêm phòng ngay vacxin bệnh dại. Nhưng mà, bạn chưa rõ nơi nào uy tín và chất lượng. Thế thì có thể đến các bệnh viện lớn hoặc các trung tâm tiêm ngừa. Ở đó, bạn nên đi xét nghiệm chắc chắn và rồi tiêm ngừa. Dưới đây là một số nơi tiêm phòng chó dại có uy tín:
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng là một viện hàng đầu về dự phòng y tế nơi công cộng. Ở đây gồm nhiều trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ,… dày dặn kinh nghiệm đến từ các khoa khác nhau. Cho nên bạn có thể yên tâm đến khám và điều trị.
Địa chỉ: 131, phố Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội phía trước được gọi là Trạm vệ sinh phòng dịch Hà Nội được thành lập từ năm 1963. Trung tâm được liên kết với Sở y tế Hà Nội, Cục y tế dự phòng, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương. Tại đây có các bác sĩ với kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ chăm sóc tận tình.
Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế
Trung tâm có hệ thống khám hiện đại theo tiêu chuẩn vàng của quốc tế. Quá trình tiêm ngừa diễn ra nhanh chóng, không đau nhức. Trung tâm thường cập nhật về lịch khám, vacxin mới,… đến cho khách hàng một cách tiện lợi nhất.
Địa chỉ: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
Quy trình được bác sỹ khuyến cáo cần tiến hành khi bị chó cắn:

Tiến hành sơ cứu trước vết thương bị chó cắn bằng xà phòng và nước sạch, làm nhiều lần
Đến ngay cơ sở y tế để làm hồ sơ tiêm phòng dại.
Căn cứ vào thông tin của hồ sơ về tình trạng vị trí vết cắn, tình trạng con vật. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng phù hợp.
Theo dõi sau khi tiêm 30 phút xem có triệu chứng bất thường không.
Tuân thủ theo đúng lịch tiêm phòng do bác sĩ sắp xếp.
Các thực phẩm không nên ăn khi bị chó cắn
Sau khi tiêm phòng vacxin ngừa dại, bạn có thể ăn uống bình thường như khi khỏe mạnh. Nhưng mà có những thực phẩm nên hạn chế để vết thương nhanh lành hơn.
Người bị chó cắn nên kiêng những chất kích thích, có cồn hoặc dùng các chất gây ức chế hệ miễn dịch

Khi người bị chó cắn tiêm ngừa xong, không nên uống các chất có cồn như rượu, bia. Sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh cũng như việc cho trao đổi chất. Dùng các chất gây ức chế hệ miễn dịch sẽ ngăn cản sự bảo vệ của hệ miễn dịch đối với vết thương. Làm vết thương lâu lành hơn.
Người bị chó cắn nên kiêng ăn các thứ đậu
Theo như kinh nghiệm từ xưa, người bị chó cắn nên kiêng các loại thực phẩm thuộc họ đậu. Thực phẩm này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nhưng các bác sĩ đã chỉ ra rằng, các thực phẩm thuộc họ đậu cũng không ảnh hưởng xấu gì đến người bị chó cắn.
Người bị chó cắn nên bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin. Để vết thương mau lành lại. Những thực phẩm nên hạn chế ăn để vết thương mau chóng lành như: các loại thức ăn làm từ nếp, rau muống, thịt gà, vịt,… Đây là những thức ăn kéo dài thời gian liền da và gây sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ cho bản thân.
Lời kết
Trên đây là những điều cần chú ý mà người bị chó cắn cần phải cẩn thận. Nếu bị chó cắn mà không được xử lý và theo dõi đúng cách. Thì có khả năng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân, thậm chí là tính mạng.
Bệnh dại sẽ gây tử vong nếu không được tiêm ngừa và bổ sung huyết thanh kịp thời. Hãy chú ý đến sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình nhé. Và nhớ truy cập trang Dogily thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về thú cưng nha.